Thực trạng về kiến thức của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê của huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng nhân lực ngành thống kê huyện Yên Mỹ

4.2.1. Thực trạng về kiến thức của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ

4.2.1.1. Thực trạng về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ

Trình độ học vấn là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc.

Trong tổng số 23 công chức thống kê của huyện Yên Mỹ thì 100% công chức tốt nghiệp THPT cho thấy trình độ học vấn của CCTK huyện Yên Mỹ tương đối đồng đều, đủ khả năng nhận thức, hiểu biết công việc và các vấn đề khác. Là tiền đề để đủ điều kiện học tập nâng cao trình độ.

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động nhất, là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực. Về trình độ chuyên môn thì nhìn chung nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ trong thời gian qua có nét chuyển biến tương đối tốt.

Bảng 4.3. Trình độ chuyên môn của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cấp huyện Cấp xã Cấp huyện Cấp xã Cấp huyện Cấp xã Số lượng Người 5 17 5 17 6 17 Phân theo trình độ Trung cấp % 0 35,3 0 17,6 0 11,7 Cao đẳng % 0 23,5 0 35,0 0 23,6 Đại học % 100 41,2 60 47,1 60 64,7 Sau đại học % 0 0 40 0 40 0 Tổng số % 100 100 100 100 100 100

Qua số liệu Bảng 4.3 ta thấy số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CCTK có sự thay đổi qua các năm, trình độ chuyên môn có xu hướng tăng lên rõ rệt, tỷ lệ thay đổi theo hướng tích cực. Hiện nay hầu hết CCTK của huyện Yên Mỹ đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp đến trình độ thạc sỹ, không có CCTK nào có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Cụ thể:

- Trình độ Trung cấp, Cao đẳng

CCTK có trình độ Trung cấp đều giảm theo từng năm. 100% CCTKH tốt nghiệp Đại học trở lên. Số CCTKX có trình độ trung cấp năm 2016 là 35,3% thì năm 2018 giảm còn 11,7%. CCTKX tốt nghiệp Cao đẳng năm 2016 là 23,5% đến năm 2017 tăng lên 35% và tới năm 2018 giảm còn 23,6%. Nguyên nhân số người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng giảm là do một số CCTKX có năng lực được bầu giữ chức vụ cao hơn ở đơn vị, một số do nghỉ hưu đồng thời số CCTKX được tuyển mới đa số có trình độ từ cao đẳng trở lên, một số công chức học tập nâng cao trình độ lên trình độ cao hơn.

- Trình độ Đại học

Năm 2016 số CCTKH và CCTKX có trình độ Đại học lần lượt là 100% và 41,2%, đến năm 2018 lần lượt là 60% và 64,7%. Tỷ lệ CCTKX có trình độ đại học tăng lên qua các năm do chủ yếu là do chế độ tuyển dụng ưu tiên sinh viên tốt nghiệp Đại học và ngoài ra còn do việc tự học tập nâng cao trình độ của công chức. Với thực tế hiện nay là các trường đại học tổ chức các lớp đào tạo ngay tại Huyện Yên Mỹ thì số CCTKX có trình độ sẽ tăng trong thời gian tới.

- Trình độ Sau đại học

Số CCTKH có trình độ Sau Đại học năm 2016 chiếm tỷ lệ 0%, đến năm 2018 là 40% nguyên nhân là do các công chức thống kê cấp huyện tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để đáp ứng với công việc.

Từ phân tích trên ta thấy số lượng CCTK ở trình độ Đại học, Sau đại học tăng dần hàng năm. Điều đó thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp ở địa phương đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CCTK.

Tuy nhiên thực trạng cho thấy chủ yếu lực lượng này được đào tạo theo hệ tại chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã từng bước được nâng lên nhưng chưa

đáp ứng kịp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Có một điều bất hợp lý đang diễn ra hiện nay là với CCTKH, sau khi được tuyển dụng mới đều được cử đi đào tạo bổ sung 2 tháng thông qua lớp Bồi dưỡng kiến thức thống kê ở trình độ tương ứng, lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, họ được cập nhật kiến thức nâng cao năng lực, trình độ thì với CCTKX sau khi được tuyển dụng (đa số không được đào tạo về chuyên ngành Thống kê) họ lại không được học tập bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ thống kê mà lại làm công việc liên quan đến thống kê, vì vậy chất lượng, hiệu quả làm việc của họ không được như mong muốn.

Theo kết quả khảo sát đối với 23 CCTK khi được hỏi được đào tạo về thống kê ở trình độ nào thì được kết quả:

Bảng 4.4. Số lượng và cơ cấu công chức được đào tạo nghiệp vụ thống kê ở các trình độ của huyện Yên Mỹ năm 2018

Đối tượng Số lượng (người)

Tỷ lệ CCTK được đào tạo nghiệp vụ thống kê ở các trình độ (%)

Tập huấn ngắn hạn

Trung

cấp Tổng Số

+ Công chức Thống kê Huyện 6 66,7 33,2 100

+ Công chức Thống kê Xã 17 100 0 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Qua bảng 4.4 ta thấy rằng công chức thống kê cấp huyện và cấp xã đều tốt nghiệp từ trung cấp trở lên tuy nhiên lại tốt nghiệp chuyên ngành Thống kê lại rất thấp. Đối với cấp huyện tỷ lệ công chức tốt nghiệp chuyên ngành Thống kê ở mức độ Trung cấp là 33,2%, các cấp từ Cao đẳng trở lên thì không có. Đối với công chức Thống kê cấp xã thì 100% chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Nguyên nhân vì tiêu chuẩn và điều kiện trước khi thi tuyển của CCTKH chủ yếu là học chuyên ngành thống kê và kế toán, ngành kinh tế, còn CCTKX thì có nhiều người học nhiều chuyên ngành khác nhau mà không liên quan đến thống kê. Qua phân tích cho thấy việc học tập, nghiên cứu sâu về chuyên ngành thống kê còn rất hạn chế, nhiều CCTK đang làm việc thống kê nhưng chỉ được đào tạo về thống kê qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dẫn tới chất lượng, hiệu quả của công tác thống kê ở cơ sở còn thấp, triển khai công việc còn gặp nhiều khó khăn.

Khảo sát các đối tượng điều tra thu được kết quả:

Bảng 4.5. Đánh giá của đối tượng khảo sát về kiến thức chuyên môn của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ

Người Đánh giá

Tổng số

(phiếu) Tốt Khá Trung Bình Chưa Tốt

SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) SL (Phiếu) CC (%) - Cấp Huyện 52 100 16 30,7 36 69,3 0 0 0 0 + Lãnh đạo Cục

thống kê Hưng Yên 13 100 4 30,7 9 69,3 0 0 0 0 + Công chức Phòng

ban thuộc UBND huyện Yên Mỹ 22 100 6 27,3 16 72,7 0 0 0 0 + Công chức thống kê cấp xã, thị trấn 17 100 6 35,2 11 64,8 0 0 0 0 - Cấp Xã 74 100 20 27,0 30 40,5 14 18,9 10 13,5 + Công chức thống kê cấp Huyện 6 100 0 0,0 4 66,6 2 33,4 0 0 + Cán bộ Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cấp xã, thị trấn 17 100 7 41,1 3 17,6 3 17,6 4 23,7 + Công chức lao động UBND cấp xã 34 100 8 23,5 17 50,0 5 14,7 4 11,8 + Cán bộ cấp thôn 17 100 5 29,4 6 35,3 4 23,5 2 11,8 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (2019) Qua tham khảo ý kiến của các đối tượng điều tra làm việc trực tiếp với các công chức thống kê đánh giá về kiến thức chuyên môn của công chức thấy rằng đối với CCTKH tỷ lệ đánh giá kiến thức chuyên môn đạt loại tốt chiếm 30,7% và loại khá là 69,3% và không có loại trung bình và chưa tốt. CCTKH thường xuyên làm việc chuyên môn được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra liên tục vì thế trình độ chuyên môn phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc, mặt khác đội

ngũ công chức thống kê huyện làm những công việc chuyên môn, có những cuộc điều tra làm thường xuyên, lặp lại giữa các năm vì thế phần nào nắm rõ được công việc, biết được khắc phục điểm khó khăn của công việc, còn đối với CCTKX tỷ lệ đạt loại tốt chỉ chiếm 20%, chủ yếu kiến thức chuyên môn đạt mức khá 40,5% nguyên nhân do CCTKX chỉ là chức danh kiêm nhiệm, vị trí dễ bị luân chuyển sang vị trí khác nên kiến thức chuyên môn thống kê ở mức chấp nhận được. Tỷ lệ đánh giá chưa tốt là 13,5% cho thấy một bộ phận công chức thống kê xã được đánh giá chưa đạt yêu cầu, kiến thực chuyên môn còn yếu.

4.2.1.2. Trình độ lý luận chính trị

Thực trạng phản ảnh trình độ lý luận chính trị của công chức thống kê huyện Yên Mỹ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Trình độ lý luận chính trị của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cấp

huyện Cấp xã huyện Cấp Cấp xã huyện Cấp Cấp xã

Số lượng Người 5 17 5 17 6 17

Phân theo trình độ Sơ cấp và Chưa

qua đào tạo % 100 94,2 100 94,2 100 82,4

Trung cấp % 0 5,8 0 5,8 0 17,6

Cao cấp, cử nhân % 0 0 0 0 0 0

Tổng số % 100 100,0 100 100 100 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ (2019) Qua bảng 4.6 có thể thấy trình độ lý luận chính trị của nhân lực thống kê được nâng lên qua các năm. Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người có trình độ trung cấp lý luận chính trị tăng dần qua các năm. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ CCTK có trình độ lý luận chính trị ở bậc sơ cấp và chưa qua đào tạo năm 2018 vẫn ở mức cao cho thấy đây là một thách thức không nhỏ trong công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp cơ sở. Bởi vì mảng kiến thức này rất quan trọng đối với vị trí của người CCTK, nó đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững lập trường, kiên định trong mọi hoàn cành. Trong bối cảnh kinh tế xã hội đang ngày càng diễn biến phức tạp, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, một bộ phận không nhỏ

CB, CC nói chung và CCTK nói riêng đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, gây mất lòng tin với quần chúng nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ nhân lực ngành thống kê là việc làm cần thiết trong thời gian tới.

4.2.1.3. Trình độ quản lý nhà nước

Được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước sẽ giúp đội ngũ nhân lực nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công vụ, góp phần triển khai các văn bản quản lý Nhà nước một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao năng lực thi công vụ, kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 4.7. Trình độ quản lý nhà nước của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cấp

huyện Cấp xã huyện Cấp Cấp xã huyện Cấp Cấp xã

Số lượng Người 5 17 5 17 6 17

Phân theo ngạch

Chưa qua đào tạo % 40 70,6 40 64,7 16,7 58,9

Chuyên viên % 60 29,4 60 35,3 83,3 41,1

Tổng số % 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ (2019) Qua Bảng 4.7 có thể thấy, trình độ QLNN của CCTK còn thấp, không có CCTKH và CCTKX nào có trình độ QLNN ở ngạch chuyên viên chính, tỷ lệ trình độ QLNN của CCTKH ít có sự biến động, của CCTKX tỷ lệ trình độ QLNN ở các ngạch có sự thay đổi theo hướng tăng số người được đào tạo ở ngạch chuyên viên và giảm ở chưa qua đào tạo tuy nhiên sự biến động này là rất nhỏ. Nguyên nhân là do sau khi được tuyển dụng, CCTK không được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN chỉ được tham dự sau một thời gian công tác nhưng số này cũng rất nhỏ.

Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, công cuộc cải cách thủ tục hành chính càng được đẩy mạnh. Bởi vậy, bồi dưỡng, đào tạo về trình độ QLNN cho CCTK là nội dung rất quan trọng. Năm 2018 số CCTK có trình độ QLNN là chưa qua đào tạo vẫn chiếm đa số (trên 50%) cho thấy đây là hạn chế rất lớn trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng của đội ngũ CCTK, làm ảnh

hưởng tới công cuộc cải cách thủ tục hành chính.

4.2.1.4. Thâm niên công tác

Thâm niên công tác là một yếu tố phản ánh chất lượng nhân lực, đối với những đối tượng có thâm niên công tác cho thấy tỷ lệ nhân lực có kinh nghiệm làm việc lâu năm đã làm quen với công việc và có thể thay đổi theo yêu cầu mới của công việc. Nếu tỷ lệ nguồn nhân lực làm việc có thâm niên thấp thì phần nào phản ánh được sự thiếu kinh nghiệm làm việc của tập thể, công việc khó có thể đạt kết quả cao.

Thâm niên công tác của CCTK huyện Yên Mỹ năm 2018 được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8. Thâm niên công tác của nhân lực thống kê huyện Yên Mỹ năm 2018

Đối tượng Số lượng (người)

Tỷ lệ thâm niên công tác (%)

< 5 năm 5 – 10 năm 11 – 15 năm Tổng số

+ Công chức Thống kê Huyện 6 33,3 33,3 33,4 100 + Công chức Thống kê Xã 17 70,7 17,6 11,7 100 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ (2019) Qua bảng 4.8 nhận thấy thâm niên làm việc của CCTK huyện chia đều ở các cột nguyên nhân là do cơ cấu nhân sự đang trẻ hóa, tuyển dụng bổ nhiệm tại Cục thống kê tuân thủ theo quy định của nhà nước, bảo đảm không tăng biên chế nên công chức được tuyển dụng vào ít. Thâm niên công tác bình quân của CCTKX thấp hơn nhiều so với thâm niên công tác bình quân của CCTKH tỷ lệ thâm niên chủ yếu ở mức dưới 5 năm, tỷ lệ này chiếm tới 70,7% nguyên nhân là do vị trí công tác hay có sự thay đổi, CCTKX chịu sự điều động tùy thuộc vào tình hình nhân sự của mỗi xã. Mặt khác, vào các đợt bầu cử HĐND và UBND, một số CCTKX có kinh nghiệm công tác, có năng lực, được nhân dân tín nhiệm bầu vào các vị trí cao hơn trong bộ máy chính quyền ở địa phương hoặc được điều động, phân công sang làm việc ở vị trí công tác khác, vì vậy mà ít có CCTKX gắn bó cả thời gian công tác ở 1 vị trí CCTKX và sau mỗi khi có sự điều động hay bổ nhiệm này lại có một có một số CCTKX mới được bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê của huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)