Đặc điểm của công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 27 - 28)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3. Đặc điểm của công tác đào tạo

Đào tạo là một quá trình truyền đạt và tiếp nhận những nhận thức, kiến thức, kỹ năng về một hay một vài chuyên ngành nào đó giúp cho người học có thể sử dụng những kết quả đã được đào tạo để thực hiện một công việc mới. Đào tạo được xem như một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học và bố trí đưa họ vào các chương trình, khóa học, môn học một cách có hệ thống hoặc nói cách khác là giáo dục và huấn luyện một cách có hệ thống, có sự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành như kỹ thuật, cơ khí, thương mại, văn phòng, tài chính, hành chính hay các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc cho cá nhân, tổ chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu công tác.

Bồi dưỡng là quá trình truyền đạt và tiếp nhận những nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho người học nhằm thay đổi, bổ sung thêm những nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho người học, giúp cho người học hoàn thành công việc tốt hơn hay ở mức độ công việc cao hơn.

Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ, công chức (CBCC) là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức kỹ năng cần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc, chuyên môn nghiệp vụ nào đó, có thể là đào tạo mới hoặc đào tạo lại. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Tăng cường quản lý việc cử cán bộ đi học, tránh lãng phí trong đào tạo, bồi dưỡng. Cần áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ trong công việc. Qua đó, tạo ra nhu cầu thực sự về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức và được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp, bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất; chuẩn bị cho cán bộ, công chức của tổ chức theo kịp với cơ cấu của tổ chức khi nó thay đổi.

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức ra những cơ hội học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là cán bộ, công chức. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của tổ chức. Bất kì quá trình đào tạo nào cũng cần có thời gian, chi phí và dù hoàn thiện đến mức nào thì cũng đều rất khó đánh giá chính xác hiệu quả của đào tạo. Đào tạo mới áp dụng đối với những người chưa có nghề, còn đào tạo lại là đào tạo đối với những người đã có nghề song vì lý do nào đó nghề cũ không còn phù hợp nữa.

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, đối với nguồn lực cán bộ công chức giữ vai trò rất quan trọng nó là yếu tố nền tảng không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược phát triển nào. Trong đó, cần phải chú trọng tới công tác đào cán bộ, công chức nhằm trang bị nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, để từng bước có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu công việc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo các tiêu chuẩn chức danh ngạch, chức danh lãnh đạo, theo vị trí việc làm,… là việc tổ chức các khóa học, lớp bồi dưỡng để trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức danh, tiêu chuẩn đó nhằm nâng cao và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp tiên tiến, hiện đại (có đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ). Qua đó khắc phục được tình trạng thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)