Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 61 - 64)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 24 tháng 9 năm 1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 347-CP về việc tổ chức hệ thống các trường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp. Quyết định do quyền Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị ký. Bản Quyết định ghi rõ: “Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 61-CP ngày 5 tháng 6 năm 1976 về cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Tại Điều 1 của Quyết định ghi rõ “Nay thành lập Trường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương đặt trực thuộc Bộ Nông nghiệp (có phân hiệu ở một số địa phương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp quyết định”. Trường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Hợp tác xã và cán bộ làm công tác giảng dạy ở các trường quản lý Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh, huyện và tương đương”.

Lực lượng giáo viên của Trường lúc này rất mỏng, việc thu thập tư liệu, biên soạn bài giảng và tiến hành mở lớp phải dựa vào lực lượng cán bộ, chuyên viên của ban Quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương.Khi mới thành lập, Trường do ông Dương Quốc Cẩm – Trưởng ban Quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương làm Hiệu trưởng. Ông Vương Lự – Phó Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương làm Hiệu phó. Trường có trụ sở tại xã An Châu huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng (nay là Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường cũng rất nghèo nàn việc mở lớp phải dựa vào cơ sở vật chất của các tỉnh hoặc các huyện.

Tháng 12 năm 1982 Bộ Nông nghiệp ra Quyết định sát nhập Trường Quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương với Trường Bổ túc văn hóa Bộ Nông nghiệp, lấy trụ sở của Trường Bổ túc văn hóa tại thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình làm trụ sở mới của Trường. Tên của trường vẫn là Trường Quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương. Lúc này Trường tách khỏi Ban Quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương. Ông Đoàn Văn Lãi nguyên phó Ban cải tạo nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long được Bộ điều về làm Hiệu phó, phụ trách trường. Ông Phan Bá Hùng

– Quyền Hiệu trưởng trường Bổ túc văn hóa nhận quyết định làm Phó Hiệu trưởng.

Tháng 12 năm 1984 trước đòi hỏi của thực tiễn, căn cứ Nghị quyết số 15CP ngày 17/01/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, ngày 12 tháng 12 năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 416-CP về việc “chuyển Trường Quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương thành Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiêp” Quyết định do Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu ký. Quyết định nêu rõ: “Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của ngành, bao gồm: các cán bộ lãnh đạo và quản lý của các cơ sở sản xuất, các cán bộ quản lý, chỉ đạo sản xuất của các cơ quan nông nghiệp địa phương và của Bộ Nông nghiệp”.Năm 1983 toàn thể cán bộ, thiết bị, tài liệu của cơ sở Nam Thanh được chuyển về Tam Điệp. Cũng trong năm 1983 Bộ Nông nghiệp cử ông Nguyễn Xuân Cầu nguyên Hiệu trưởng trường Trung cấp trồng trọt Sông Lô sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cán bộ tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc về làm Hiệu trưởng. Hệ bổ túc văn hóa ngừng tuyển sinh, Thời kỳ này nhà trường phải hoàn thành nốt chương trình cho học sinh bổ túc văn hóa và ôn luyện để học sinh sau khi tốt nghiệp thi vào các Trường Đại học và Trung cấp kỹ thuật, trung cấp nghiệp vụ của ngành. Nhà trường đồng thời phải mở các lớp tập huấn triển khai chỉ thị 100 và khoán sản phẩm cho cán bộ quản lý hợp tác xã và phối hợp với ban Quản lý Nông trường của Bộ tổ chức một số lớp tập huấn cho cán bộ của các nông trường.

Nếu coi Quyết định 347- CP ngày 24 tháng 9 năm 1979 của Hội đồng chính phủ là Giấy khai sinh của Trường thì Quyết định 416 ngày 12 tháng 12 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng là một mốc son lịch sử. Quyết định 416-CP đã tạo ra “cơ hội vàng” cho nhà trường. Những quy định về nhiệm vụ và địa điểm của trường đã tạo ra bệ phóng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo của nhà trường.

Thực hiện Quyết định số 416-CP của Hội đồng bộ trưởng, ngày 12 tháng 01 năm 1985 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu đã ra quyết định cấp đất cho Trường ở xã Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội.

Đầu năm 1986 Nhà trường bàn giao cơ sở cũ ở Tam Điệp – Ninh Bình cho Trường Trung học cơ khí nông nghiệp trung ương.

Đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986, Nhà trường phải tổ chức nhiều lớp quán triệt quan điểm “đổi mới” của Đảng, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế.Khi chuyển Trường ra Hà Nội cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường gần như số không. Nhà trường phải làm các thủ tục có tính chất pháp lý và xin cấp vốn đầu tư để xây dựng trường. Mặc dù cơ sở vật chất chưa có gì nhưng việc mở lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nông nghiệp thì không thể dừng lại. Bộ Nông nghiệp giao cho Trường tạm quản lý và sử dụng cơ sở điều dưỡng cũ của Bộ ở xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm để mở lớp.

Cuối năm 1989 sau khi Nhà trường xây xong hội trường lớn, 01 ký túc xá 3 tầng, 01 nhà ăn tập thể, 01 dãy nhà cấp 4 để làm việc và một số gian nhà tạm cho cán bộ công nhân viên cư trú thì Nhà trường bàn giao cơ sở Viện điều dưỡng cho đơn vị khác, tất cả tập trung về cơ sở mới ở Thanh Trì.

Việc Hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo cũng đã được thực hiện, mở đầu là thực hiện dự án nâng cao năng lực tiếp cận phương pháp giảng mới cho giáo viên các trường, dự án do WB tài trợ; tiếp theo là dự án đào tạo chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp do tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ, dự án nâng cao năng lực của 2 trường quản lý nông nghiệp do Canada tài trợ đã được thực hiện.Từ 1990 một thời kỳ mới bắt đầu; Song song với nhiệm vụ bồi dưỡng, Nhà trường mở rộng đối tượng và chương trình đào tạo, các khóa đào tạo giám đốc, đào tạo chủ nhiệm hợp tác xã lần lượt xuất hiện và được mở liên tiếp hết khóa này đến khóa khác: Lớp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp được thí điểm, các lớp bồi dưỡng trưởng, phó phòng nông nghiệp huyện, phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp của các huyện liên tiếp được mở. Một số khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và quản lý chuyên ngành đã được mở tại trường, các khóa học tiếng Pháp, tiếng Trung được mở ra để phục vụ kịp thời cho cán bộ của ngành đi làm chuyên gia ở Châu Phi và Hợp tác khoa học – kỹ thuật với Đài Loan. Một số lớp tiếng Anh, tin học văn phòng được mở phục vụ yêu cầu của ngành và của xã hội…….

Năm 1996 Nhà nước sắp xếp và tổ chức lại các bộ, ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy lợi, Bộ mới ra đời dẫn đến việc phải tổ chức lại các trường quản lý.

thôn ban hành Quyết định số 1029-NN-TCCB/QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I. Quyết định do thứ trưởng thường trực Nguyễn Quang Hà ký.Ngày 17 tháng 6 năm 1996 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 406-TTg về việc tổ chức lại các Trường Cán bộ quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)