Kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 46 - 57)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam

2.2.2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước

Chính sách đối với đối tượng đào tạo: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC là chính sách mang tính chiến lược, lâu dài của các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, khi cử CBCC đi đào tạo, cơ quan hành chính nhà nước phải đưa ra những yêu cầu về thâm niên công tác, cống hiến với cơ sở và những điều kiện cống hiến sau đào tạo… đòi hỏi đối tượng được cử đi đào tạo phải có trách nhiệm với những quyền lợi được hưởng từ cơ quan. Nhờ đó có những chính sách thích hợp với từng đối tượng và đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo, lợi ích thu về bù đắp được chi phí đào tạo. Cần đào tạo tăng cường tính chủ động cho công chức, viên chức trẻ tham gia học tập và phát huy được các thế mạnh của lứa tuổi như thẳng thắn, sáng tạo, thích nghi nhanh với đổi mới, cải cách. Cho phép học viên vận dụng phương pháp xây dựng “Bản đồ đào tạo cá nhân” kết hợp với

kế hoạch bố trí sử dụng nhân lực và kế hoạch đào tạo chung của cơ quan để chọn lựa, phát triển các phương pháp và hình thức đào tọa, bồi dưỡng linh hoạt, thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất, kế thừa hướng đến xây dựng xã hội tri thức lấy công chức, viên chức trẻ làm chìa khóa đổi mới. Thiết lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng từ Trung ương đến địa phương đảm bảo nguyên tắc thống nhất, không chồng chéo, bổ sung và hỗ trợ kiến thức, kỹ năng đầy đủ, toàn diện phù hợp với từng loại đối tượng công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng với phương châm tiết kiệm, hiệu quả, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ, cung ứng các dịch vụ công tốt nhất cho tổ chức và công dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập quốc tế.

Chính sách đào tạo giảng viên: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm đối với chất lượng giảng dạy cho các giảng viên kiêm chức của cơ quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức, hoàn thiện tư tưởng đạo đức của mình, đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu thực tiễn đề ra. Đây là một chính sách rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các khóa học do các cơ quan hành chính nhà nước tự tổ chức. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ sát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường lực lượng giảng viên cơ hữu để phục vụ quá trình đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là những cán bộ, công chức cấp cao trong Chính phủ, với năng lực trình độ và có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tế quản lý, thực thi nhiệm vụ thì việc giảng dạy cho công chức, viên chức trẻ sẽ mang lại hiệu quả hết sức thiết thực. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ được đi trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kế hoạch, nằm trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước nói chung. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước ở nước ngoài hoặc có sự tham gia của nước ngoài phải đảm

bảo tính thiết thực, nội dung sát với yêu cầu công việc, gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội và phù hợp với điều kiện, khả năng của các đối tượng.

Chính sách đãi ngộ, hỗ trợ kinh phí: Để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cho CBCC tham gia tích cực, chủ động vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan HCNN đưa ra những chính sách đãi ngộ về kinh phí nhằm hỗ trợ cho CBCC tham gia đào tạo. Đồng thời kết hợp với các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC tham gia đào tạo, phải có chính sách tạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó có thể kết hợp tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả CBCC có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giải trí để tái tạo lại sức lao động. Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác). Có chính sách cụ thể hỗ trợ, động viên cán bộ, học sinh là người dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cán bộ đang công tác được bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Các chế độ, chính sách, quy định cần phải đồng bộ, nhất quán trên cơ sở tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính sách cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để đảm bảo tính khả thi của chế độ, chính sách. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tính toán đầy đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trên từng lĩnh vực công tác và phù hợp với thực tiễn phát triển vùng miền, tiêu chuẩn tuyển sinh, chương trình, giáo trình, tài liệu.

Có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số một cách khoa học. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành chức năng và cấp uỷ địa phương trong công tác đào tạo cán bộ từ khâu xây dựng kế hoạch, cấp kinh phí đến quản lý.

Chính sách bố trí sử dụng và thăng tiến: Sau quá trình đạo tạo, CBCC cần phải được bố trí sử dụng sao cho đúng với năng lực, sở trường của mình.

Luân chuyển CBCC là một chính sách để người lao động trải nghiệm công tác ở nhiều vị trí, trọng trách khác nhau, đây cũng là hình thức tự đào tạo, từ đó CBCC và nhà quản lý sẽ nhận ra các ưu khuyết điểm của đội ngũ CBCC để bố trí vào các vị trí công tác phù hợp. Với những CBCC năng lực đã được khẳng định, nhà quản lý phải có chính sách để khuyến khích họ nắm giữ những vị trí cao cấp hơn và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo. Vì vậy CBCC phải vừa hồng vừa chuyên, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có bản lĩnh chính trị, đạo đức và có đủ các kỹ năng cần thiết để trở thành người lãnh đạo trong tương lai. Bổ sung và hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ và công chức nhà nước đi học phù hợp với tình hình mới để cán bộ yên tâm học tập nâng cao trình độ, góp phần phục vụ lâu dài. Xem xét học hỏi và vận dụng các chính sách của các quốc gia trên thế giới đối với công chức để có chính sách, chế độ hợp lý để tăng cường dân chủ và bình đẳng trong đào tạo và bồi dưỡng đối với các công chức, viên chức trẻ có những hạn chế nhất định nhưng có thực tài và vẫn đảm bảo các tiêu chí tuyển dụng của một số ngành nhất định để tránh bỏ sót người tài.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức và giảng viên:

+ Trách nhiệm của CBCC: Đi đôi với quyền lợi của CBCC khi được tham gia học tập và nâng cao kỹ năng, đội ngũ CBCC phải có trách nhiệm với cơ quan chủ quản về ý thức tuân thủ các quy định trong quá trình đào tạo, có ý thức trong việc áp dụng kiến thức đạt được trong công tác thực tế.

+ Trách nhiệm của giảng viên: Người giảng viên là người chịu trách nhiệm chính với cả người học và cơ quan cấp trên. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đối với giảng viên trong bối cảnh mới giáo dục; Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho đội ngũ giảng viên, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Công tác đào tạo, bồi dưỡng có đạt được các mục tiêu hay không là do đội ngũ giảng viên quyết định. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ sao cho họ phát huy tinh hết thần trách nhiệm thì công tác đào tạo mới thực sự có hiệu quả.

Chính sách kiến tạo con đường phát triển sự nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức: Các nhà quản lý luôn có phương hướng trong việc quy hoạch cán bộ có năng lực và kinh nghiệm để nắm giữ những trọng trách cao hơn. Vì vậy, đào

tạo, bồi dưỡng CBCC chính là nhiệm vụ quan trọng để đội ngũ CBCC có cơ hội nâng cao trình độ, tạo bước tiến trong sự nghiệp. Chính sách phát triển nhân lực phải gắn với kế hoạch phát triển của cơ quan HCNN theo từng thời kỳ, là cơ sở kiến tạo con đường phát triển của CBCC trong tương lai. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả, xây dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cần thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp nêu trên. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ. Hàng năm, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, tiến hành điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có hướng sắp xếp, qui hoạch cán bộ. Các khâu này đều liên quan đến nhau và đến kế hoạch lập nguồn cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được yêu cầu, mục đích đặt ra của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cán bộ thuộc bộ ngành khác

*) Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

+ Cơ cấu tổ chức, đào tạo của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là một đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu, tư vấn về tổ chức và quản lý của ngành Xây dựng.

+ Hoạt động đào tạo của học viện:

Hàng năm Học viện đều tổ chức đào tạo được trên 200 lớp với khoảng 20 nghìn học viên thuộc khoảng 30 loại hình đào tạo như: ĐTBD quản lý Nhà nước về xây dựng cho cán bộ, công chức chính quyền địa phương; ĐTBD cán bộ, công chức trong hệ thống; ĐTBD đáp ứng điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng; ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ khối doanh nghiệp; ĐTBD về ngoại ngữ; phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính đối với cán bộ, công chức viên chức trong và ngoài ngành Xây dựng; thực hiện hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về các lĩnh vực hoạt động của Học viện…

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của học viện quản lý xây dựng và đô thị

Nguồn: Học viện quản lý xây dựng và đô thị

+ Kinh nghiệm nâng cao chất lương đào tạo của học viện:

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng tối đa nhu cầu của học viên cũng như của các địa phương, đơn vị. Học viện đã, đang triển khai các hình thức học trong, ngoài giờ hành chính tại Học viện và ở các địa phương - đơn vị; kết hợp học tập trong nước và nước ngoài với tham quan thực tế v.v... Học viện hiện có cơ sở vật chất - kỹ thuật - hậu cần đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Ngành và của các địa phương, đơn vị.

Công tác nghiên cứu khoa học luôn được Học viện quan tâm, vì vậy chỉ tính từ năm 2008 đến năm 2012, Học viện đã hoàn thành và nghiệm thu gần 50 đề tài, dự án cấp Bộ, hàng chục đề tài cấp cơ sở. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đã góp phần tạo dựng hệ thống dữ liệu, làm nền tảng cho công tác chỉ

đạo, điều hành và xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng. Mặt khác, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu đáp ứng nhu cầu triển khai các loại hình đào tạo bồi dưỡng của Học viện, đồng thời tạo cơ sở để Học viện tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của ngành Xây dựng.

Học viện rất quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất bao gồm: các phòng học đa năng, 1 hội trường lớp có sức chứa 300 học viên, 9 hội trường có sức chứa từ 150 đến 200 học viên, và nhiều phòng học dưới 100 học viên. Mỗi hội trường, phòng học đều được lắp đặt máy điều hoà, các thiết bị phục vụ giảng dạy như: Máy chiếu đa năng, hệ thống thiết bị đầu cuối phục vụ đào tạo từ xa về quản lý xây dựng, máy tính xách tay, màn chiếu điện tử và các thiêt bị âm thanh, ánh sáng. Học viện hiện có 40 phòng ở nội trú cho học viên với sức chứa trên 100 người. Các phòng ở nội trú đều được lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ, bình nóng lạnh, tivi, tủ lạnh... Có nhà ăn tập thể phục vụ cho cán bộ, viên chức và học viên với sức chứa 300 người.

*) Trường Cán bộ Ngân hàng

+ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường Cán bộ Ngân hàng

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ Ngân hàng

Nguồn: Trường Cán bộ Ngân hàng

Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trường) là đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh

vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và của ngành Ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

+ Hoạt động đào tạo của Trường Cán bộ Ngân hàng:

Hàng năm, Trường tổ chức gần 100 khóa học cho khoảng từ 2.500 đến 3.000 lượt cán bộ, công chức NHNN tham gia học tập với 700 đến 800 ngày đào tạo; Nội dung đào tạo đa dạng, không chỉ riêng các nội dung về nghiệp vụ ngân hàng trung ương, về chính sách tiền tệ, an toàn kho quỹ, thanh tra, giám sát, kế toán, kiểm toán, Trường còn có thêm nhiều khóa học về các chương trình bổ trợ như các khóa đào tạo, bồi dưỡng về lãnh đạo, quản lý, quản lý nhà nước, kỹ năng mềm, Tiếng Anh…

+ Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cán bộ Ngân hàng: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng luôn được đổi mới tuy nhiên vẫn bám sát mục tiêu, định hướng của Thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)