Công tác xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 74 - 76)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CÁN

4.1.1. Công tác xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trường

Sơ đồ 4.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

Nguồn: Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

Theo sơ đồ 4.1, việc xác định nhu cầu đào tạo được Trường thực hiện dựa trên căn cứ:

- Những yêu cầu, quy định liên quan đến vị trí việc làm của công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Chỉ tiêu, cơ cấu đào tạo Cán bộ, công chức, viên chức được giao hàng năm của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.

- Kết quả các chương trình đào tạo cho CBNV đã thực hiện trước đó. Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả đào tạo chỉ rõ ra điểm mạnh, điểm yếu, để bổ sung, điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp.

- Điều tra nhu cầu đào tạo của các cơ quan, đơn vị của ngành. Trên cơ sở

Thực trạng về: + Mức độ hoàn thành công việc

+ Kiến thức, kỹ năng Nhu cầu đào tạo,

bồi dưỡng

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để hoàn

thành nhiệm vụ

Các giải pháp đáp ứng nhu cầu về kiến

thức, kỹ năng

Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho

đó xác định số lượng, cơ cấu đối tượng và nội dung đào tạo. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nói chung của cán bộ Ngành Nông nghiệp và PTNT, Trường tiến hành phân loại theo các nhóm đối tượng như sau:

Nhu cầu đào tạo CBNV, chuyên viên: Do đội ngũ CBNV, chuyên viên được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau, có nhiều chuyên ngành gần với yêu cầu vị trí công việc hiện tại. Tuy nhiên cũng có những chuyên ngành gần như không liên quan đến vị trí công việc hiện tại. Bên cạnh đó, do được hình thành từ nhiều nguồn nên chất lượng CBNV không đồng đều. Do đó nảy sinh nhu cầu lớn về đào tạo nghiệp vụ theo từng vị trí việc làm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và cập nhật những vấn đề mới phục vụ hoạt động kinh doanh thực tiễn.

Nhu cầu đào tạo CB quản lý, lãnh đạo:Việc xác định nhu cầu đào tạo đối với các chương trình đào tạo cho đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo được tiến hành không chỉ với đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo, mà Trường cũng tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo đối với cả những cán bộ trong diện quy hoạch cho vị trí CB quản lý, lãnh đạo trong tương lai. Hiện tại, Trường phân loại ra thành hai nhóm cụ thể là: CB quản lý, lãnh đạo quản lý cấp Vụ và cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp phòng. Tuy nhiên, việc điều tra nhu cầu đào tạo hàng năm chưa thực sự nêu bật được nhu cầu cá nhân của từng CB quản lý, lãnh đạo mà mới chỉ dừng lại ở việc Trường đề xuất chương trình và các đơn vị đăng ký số lượng có nhu cầu đào tạo theo chương trình đã được đề xuất. Do đó, gần như các chương trình đào tạo nêu ra đều mang tính bắt buộc phải tham gia, họ không được đào tạo theo những nhu cầu mà mình mong muốn.

Nhu cầu đào tạo nhân lực cho ngành Nông nghiệp hiện nay rất lớn nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kê, tổng hợp báo cáo của đơn vị mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu đào tạo của toàn ngành. Các con số thống kê cũng không thể cho biết cụ thể kỹ năng, nghiệp vụ cần đào tạo cũng như con số chính xác là đào tạo bao nhiêu người, đào tạo ở cấp độ kiến thức nào... Điều đó lại càng khó khăn hơn nếu muốn biết nhu cầu đào tạo của từng cơ quan, đơn vị phụ trách chuyên môn đặc thù. Chính vì vậy, chương trình đào tạo của Trường còn chắp vá, đưa đảm bảo tính liên tục và tuần tự, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế.

Dựa trên quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho Trường, trên cơ sở đó Trường sẽ phân công cụ thể các khóa học đến các khoa liên quan. Hàng tháng, trên cơ sở đề xuất của các khoa, Trường sẽ lập kế hoạch thực hiện các khóa đào tạo cụ thể về thời gian và địa điểm của từng khóa đào tạo, những số liệu chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo, số lượng học viên, thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo. Trong quá trình thực hiện, Trường thường xuyên đánh giá các khóa đào tạo đã thực hiện, cũng như nhu cầu tham gia các khóa đào tạo, từ đó sẽ có những đề nghị điều chỉnh hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)