Nhóm giải pháp về phương pháp và kỹ năng giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 115 - 117)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3. Nhóm giải pháp về phương pháp và kỹ năng giảng dạy

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải chú trọng, hỗ trợ học viên phát huy các chức năng tâm lý, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho học viên được thảo luận, trình bày các quan điểm, tư duy về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.

Do vậy, phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng để truyền tải nội dung chương trình từ người dạy đến người học trên cả hai phương diện, kiến thức và năng lực thực tiễn. Ngành Nông nghiệp và PTNT hình thành qua nhiều thời kỳ, có tình hình hết sức đa dạng, phức tạp, lại thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với CBNV chuyên ngành có tính đặc thù, phải bám sát thực tiễn, thiết thực. Do đó Trường cần khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp sao cho vừa phải phù hợp vớ i nội dung chương trình, vừa phải phù hợp với trình độ kiến thức và tư duy của đối tượng đào tạo.

Trường cần xem xét, phân tích kết quả giảng dạy của từng giảng viên kết hợp với khả năng thực tế của mỗi giảng viên để điều kiện cho giảng viên theo học những khóa đào tạo về kỹ năng, phương pháp giảng dạy; bên cạnh đó khuyến khích giảng viên tự nghiên cứu, đổi mới phương pháp của mình cho phù hợp với thực tế đối tượng. Cần làm cho giảng viên hiểu rõ phần lớn người học đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề, chưa kể đến học viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, phương pháp giảng dạy với đối tượng này chủ yếu là định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ để giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi khóa học, giảng viên cần hướng dẫn học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Giảng viên cần xác định rõ nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch để giảng viên đánh giá. Giảng viên cần phải phối hợp các phương pháp giảng dạy khác một cách hợp lý, linh hoạt theo từng bối cảnh cụ thể.

Hướng dẫn, giải thích cho học viên hiểu biết rõ quy trình tái tạo tri thức cũng như phương pháp giảng dạy của giảng viên. Từ đó, dịnh hướng học viên tự vận dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của giảng viên.

Cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy vai trò điều khiển, hướng dẫn, cố vấn của giảng viên và tính chủ động sáng tạo tham gia tích cự trong giờ học của học viên. Vì vậy Trường cần có các biện pháp khuyến khích và tăng cường về cơ sở vất chất, trang thiết bị phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy. Đặc biệt bố trí lớp học kỹ năng chỉ giới hạn tối đa 20-25 người để tăng cường trao đổi, thuyết trình và thực hành...

Chú trọng đưa những kiến thực tế vào bài giảng để truyền tải cho học viên

Yêu cầu của các chương trình đào tạo bồi dưỡng là học viên không những nắm vững các tri thức căn bản, hiện đại mà còn phải có được các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có tư duy, say mê tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Do đó cần có các giải pháp sau:

Phải xác định rõ, cụ thể định hướng, mục tiêu đào tạo của nhà trường, yêu cầu của giảng viên, của môn học liên quan đến tri thức, kỹ năng thực hành, năng lực, phẩm chất của học viên.

Tạo điều kiện và quy định rõ ràng cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế về các chuyên đề nhận giảng dạy.

Giảng viên phải trang bị cho học viên hệ thống các tri thức về khoa học cơ bản, chuyên nghành; phải hướng các tri thức đó theo mục tiêu xác định của nhà trường.

Nhà trường cần phải có quy trình rèn luyện cụ thể về hệ thống kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến nghành, nghề của học viên từ mức độ thấp đến cao.

Nhà trường cần phải đánh giá sinh viên dựa trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo trong nghề nghiệp của học viên.

Phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập của học viên phải thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học

Đây là giải pháp thiết thực giúp nhà trường và học viên phát huy năng lực nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn các vấn đề của cuộc sống, tham gia xây dựng và phát triển xã hội.

Giảng viên cần phải kết hợp phương pháp và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến môn học trong giảng dạy, định hướng học viên có phương pháp học tập gắn liền việc nghiên cứu khoa học liên quan nghành nghề của mình.

Nhà trường liên kết chặt chẽ với các Viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. Nhà trường cùng giảng viên kết hợp, chuyển giao các kết quả công trình nghiên cứu khoa học cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

Nhà trường tăng cường, hỗ trợ cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua tổ chức các giảng viên và sinh viên tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)