Nhóm giải pháp đối với người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 117 - 118)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4. Nhóm giải pháp đối với người học

Khi mở các khóa đào tạo, bộ phận tuyển sinh của Trường cần quan tâm hơn đến việc lựa chọn các đối tượng tham gia các khóa đào tạo cho phù hợp với các tiêu chí sau: trình độ, lứa tuổi, lĩnh vực công tác... Có như vậy học viên có thêm tự tin hơn khi tham gia các khóa đào tạo, ngoài ra còn một số biện pháp mà giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo nên áp dụng để thu hút người học tham gia vào các khóa đào tạo.

Với các khóa học diễn ra tại địa phương, trước khi tổ chức giảng dạy giảng viên cần liên hệ trước với địa phương, tìm hiểu phong tục, tập quán, đặc điểm của địa phương để từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp, thu hút được người học.

Tăng cường tiếp xúc giữa giảng viên với học viên, việc tiếp xúc thường xuyên giữa học viên và giảng viên trong và ngoài lớp học là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực và lôi cuốn học viên tham gia học tập. Có một số kỹ năng tiếp xúc với sinh viên mà mỗi giảng viên cần luyện tập để có được nhằm thu hút học viên viên chú ý đến bài giảng và tích cực học tập hơn.

Coi trọng hoạt động trên lớp của giảng viên, nên đi lại quanh lớp học khi nói hay đặt câu hỏi cho học viên. Việc này tạo ra sự gần gũi về không gian đối với người học. Tránh đứng sau bục giảng hay ngồi sau bàn suốt cả tiết dạy.

Dành toàn bộ tiết dạy đầu tiên để hướng dẫn lớp nhằm tạo ra một không khí học tập tốt và có những trao đổi qua lại với học viên như đã nói ở trên. Giúp học viên làm quen với nhau trong buổi học đầu tiên.

Trong buổi học đầu tiên phải đưa ra và thảo luận với học viên về mục tiêu cần đạt được của học phần. Làm cho học viên thấy được học phần đó phù hợp như thế nào với mục tiêu nghề nghiệp/cá nhân của họ. Hỏi học viên xem họ kỳ vọng gì ở giảng viên và bằng cách nào giảng viên có thể đóng góp tốt cho quá trình học tập của họ.

Thường xuyên thay đổi các kỹ thuật dùng trong giảng dạy (giảng giải, thảo luận nhóm, chiếu phim, v.v.). Dùng nhiều kỹ năng giảng dạy khác nhau, trong đó sử dụng càng nhiều phương tiện nghe nhìn càng tốt.

Cần có các giải pháp đánh giá kết quả của học viên với các hình thức: Giảng viên, Nhà trường đánh giá kết quả của học viên; Tự các học viên đánh giá kết quả của nhau; Cơ quan, tổ chức có người đi học đánh giá kết quả học tập của cán bộ.

Trường cần tổ chức các khóa đào tạo với thời gian linh hoạt như mở các khóa đào tạo vào cuối tuần, hoặc ngoài giờ hành chính, điều này sẽ giúp học viên có thể tham gia đầy đủ các buổi học và tránh ảnh hưởng đến công việc hiện tại của họ, từ đó các khóa đào tạo sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Bên cạnh đó còn có nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý:

Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên trong việc nâng cao năng lực đội ngũ qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Mỗi cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ công chức, viên chức thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Mỗi cơ quan đơn vị cần đưa tiêu chí về tham gia đào tạo bồi dưỡng vào công tác phân loại đánh giá công chức viên chức hàng năm.

Có chế độ, chính sách hỗ trợ người học từ các địa phương tham gia học tập tại trường về chi phí đi lại, ăn ở cho học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)