Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 103 - 105)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

4.2.1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp học viên nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn được bồi dưỡng thêm về tinh thần trách nhiệm cao, ý thức học tập, rèn luyện, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo, cải tiến phương pháp quản lý, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong và ngoài ngành nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, nội dung chương trình ĐTBD chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, các chương trình đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu của nhiệm vụ, vị trí công tác; chưa cân đối giữa chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Trường Cán bộ QLNN & PTNT I đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến của học viên về các chương trình đào tạo bồi dưỡng mà trường đang thực hiện. Các số liệu đã được trường tổng hợp thông qua bảng 4.14.

Bảng 4.14. Tổng hợp đánh giá cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ các khóa đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015

T

T Nội dung đánh giá

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Kém (%)

1 Tài liệu giảng dạy 93 7

2 Công tác tổ chức khóa đào tạo 93.5 6.5

3 Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ ĐT 92 8

4 Thời lượng của khóa đào tạo Dài: 4.75 % Vừa: 91% Ngắn: 4.25%

5 Đối tượng đào tạo đánh giá Phù hợp: 93.5% Không phù hợp:

6.5% Nguồn: Phòng Đào tạo, Khoa học và HTQT, Trường Cán bộ QLNN & PTNT I

Qua bảng 4.14 có thể thấy ý kiến đánh giá của học viên về các chương trình đào tạo về nội dung và thời lượng của các chương trình đào tạo đa số là phù hợp, nhưngbên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến đánh giá có một số khóa đào tạo có thời lượng chưa hợp lý: 4.75% số lượng ý kiến đánh giá cho rằng thời lượng các khóa đào tạo quá dài, 4.25% số lượng ý kiến cho rằng thời lượng các khóa đào tạo quá ngắn. Do vậy một số khóa đào tạo bồi dưỡng vẫn chưa đem lại những kiến thức cần thiết cho học viên trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý, theo bảng 4.19 có 6.5% số lượng ý kiến của học viên đánh giá nội dung các chương trình chưa phù hợp.

Theo bảng 4.18 trung bình có 1.5% học viên đánh giá phương pháp giảng dạy, học tập chưa phù hợp do chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, xa thực tế, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên…

Các chương trình đào tạo được xây dựng vẫn mang tính chất thiếu đâu bù đấy, đáp ứng được nhu cầu trước mắt, phát sinh, chưa có các chương trình đào tạo được xây dựng theo khung chuẩn chức danh vị trí công việc. Điều đó phần nào dẫn đến hạn chế về chất lượng đào tạo của Trường.

Nội dung đào tạo của Trường chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động ĐTCB.

Bởi chương trình đào tạo ĐTCB chủ yếu được xây dựng theo hướng bù đắp những kiến thức hiện tại mà chưa cập nhật kiến thức mới và dự báo những thay đổi trong tương lai.

Mặt khác, trường chưa có chiến lược cụ thể phát triển nguồn nhân lực, dẫn đến chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn cho đào tạo và định hướng đào tạo vẫn theo hướng đào tạo theo chuyên đề chứ chưa tiến hành đào tạo theo đối tượng, vị trí công tác. Trong khi đó Trường lại thiếu đội ngũ cán bộ chuyên gia trong việc xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.

Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo của toàn ngành và của từng đơn vị còn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ, thể hiện ở việc: chưa nghiên cứu, xây dựng kế hoạch có tính chiến lược, cơ bản về tổ chức cán bộ, chưa xây dựng được quy hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ một cách khoa học.

Đào tạo cán bộ chưa gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng cán bộ. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được chuẩn hóa; giáo trình, tài liệu đào tạo chưa được xây dựng bài bản và cập nhật thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, công chức còn ngại học tập, phấn đấu, thiếu rèn luyện tu dưỡng, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo.

Các văn bản về quản lý đào tạo, chính sách đào tạo, quy định chế độ về tiêu chuẩn CBCC thường xuyên thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)