Đối tượng đi học (yếu tố đầu vào)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 107 - 108)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

4.2.3. Đối tượng đi học (yếu tố đầu vào)

Yếu tố đầu vào quan trọng vì đó là khả năng nhận thức, học hỏi của học viên. Tuy nhiên yếu tố đầu vào của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I xơ cứng đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như việc tiếp thu kiến thức của học viên.

Học viên tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng của Trường ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có một số lượng học viên lớn tuổi mà lại có trình độ không đồng đều, sự nhiệt tình chưa cao, không dễ hợp tác với giảng viên.

Bảng 4.16. Đặc điểm học viên của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Độ tuổi trung bình 36 37 35 37 39

2 Tỷ lệ học viên là người dân tộc 2.6% 6.9% 5.7% 1.1% 12.3%

3 Tỷ lệ học viên là công chức 35.9% 43.8% 38.6% 41.7% 30.3%

4 Tỷ lệ học viên là nữ 26.8% 29.1% 37.3% 22.4% 32.6%

Nguồn: Phòng Đào tạo, Khoa học và HTQT, Trường Cán bộ QLNN & PTNT I

Qua bảng 4.16 có thể thấy đối tượng học viên của Trường có đặc điểm là: lứa tuổi trung bình khá cao do vậy các giảng viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng này.

Học viên đến từ nhiều dân tộc khác nhau đây là một trong những khó khăn trong công tác giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng.

Học viên là công chức chiếm tỉ lệ tương đối trên tổng số học viên tham dự khóa học, đối tượng này theo thông tư 139/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ được hưởng những chính sách đặc thù khi tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng.

Ý thức tự học và tự hoàn thiện của đa số học viên vẫn còn yếu. Chủ yếu là học thụ động và nhiều khi mang tính chất đối phó. Một số học viên được cử đi học chưa đúng đối tượng nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, gây ảnh hưởng đến tâm lý của học viên.

Đối tượng học viên chủ yếu là các cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan đơn vị thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT, của ngành nông nghiệp do đó bên cạnh việc tham gia học tập, các học viên vẫn thực hiện nhiệm vụ được giao. Số lượng học viên tham gia học tập ở một số lớp học chưa đầy đủ, một số buổi học, học viên nghỉ học còn nhiều, đặc biệt là một số trường hợp học viên nghỉ không lý do. Tình trạng học viên đi học trễ giờ, cúp tiết, nghe điện thoại, nói chuyện riêng, ngủ trong giờ học vẫn còn xảy ra. Do khối lượng công việc ngày càng tăng, biên chế thì thiếu nên việc tổ chức học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn, nhất là bố trí cho công chức nghỉ việc để đi học tập trung từ 3-6 tháng. Chủ yếu vẫn là vừa học, vừa làm hoặc học ngoài giờ nên chất lượng học tập không cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức hình thành từ nhiều nguồn, từ nhiều trường và từ nhiều hệ thống đào tạo khác nhau nên khả năng tiếp cận kiến thức chuyên môn nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)