Nhóm giải pháp với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 118 - 122)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5. Nhóm giải pháp với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng

Quá trình tổ chức và quản lý đào tạo luôn cần phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan là người học, đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo và giảng viên. Trong đó, cán bộ quản lý đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan. Đối với các chương trình đào tạo luôn cần có một lực lượng cán bộ làm công tác quản lý đào tạo có kinh nghiệm, giỏi về nghiệp vụ đào tạo và khả năng xử lý các tình huống phát sinh nhanh nhạy.

Việc sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trẻ tại Trường Đào tạo cán bộ như hiện nay để tham gia quản lý các chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sẽ chỉ đảm bảo được sự nhiệt tình trong quá trình công tác và thực hiện được chức năng theo dõi và tổ chức lớp học đơn thuần. Mà yêu cầu

đối với cán bộ quản lý đào tạo không đơn thuần chỉ là người theo dõi diễn biến lớp đào tạo mà họ còn phải thực hiện được nhiệm vụ tư vấn giám sát cho toàn khóa đào tạo, cũng như đánh giá chất lượng nội dung đào tạo. Để thực hiện được các yêu cầu nêu trên, Trường phải coi việc quản lý đào tạo là một nghiệp vụ đòi hỏi trình độ cao. Vì vậy cần chuẩn hóa cán bộ quản lý đào tạo theo hướng sau:

- Phải có chứng chỉ về nghiệp vụ quản lý đào tạo. Đây là yêu cầu bắt buộc vì phần lớn cán bộ tại Trường ĐTCB trực tiếp tham gia công tác quản lý đào tạo hiện nay chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, chưa được tham gia các khóa đào tạo về công tác tổ chức và quản lý đào tạo.

- Có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, để hoạt động quản lý đào tạo được thực hiện tốt hơn, Trường cần có cơ chế phối hợp giữa bộ phận quản lý đào tạo và các khoa chuyên môn, căn cứ tiềm lực của từng khoa phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo.

Các khoa cần xây dựng cơ chế phối kết hợp với các phòng, khoa khác xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham ra để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có.

Cần có cán bộ chuyên trách tư vấn học tập tại các khoa chuyên môn thay thế cho hình thức giáo viên chủ nhiệm như hiện nay (có thể thực hiện đồng bộ hoặc làm thử một khoa, rút kinh nghiệm và nhân rộng).

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan, đơn vị trong: phát triển chương trình, địa bàn đào tạo.

Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo là những công việc cụ thể nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đào tạo, gồm có các khâu: triệu tập học viên, lên lịch giảng dạy học tập, bố trí địa điểm học, giảng viên, tổ chức quản lý học viên, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, thi... Làm tốt từng khâu này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của chương trình đào tạo.

Triệu tập học viên: Việc gửi thông báo triệu tập học viên đến các chi nhánh cần phải cách thời gian khai giảng khóa học ít nhất 10 ngày, thay vì 07 ngày như hiện nay. Đây là khoảng thời gian để học viên có thời gian chuẩn bị, bàn giao lại các công việc đang làm cho người khác trước khi đi học.

Lên lịch giảng dạy và học tập: Lịch học cần căn cứ vào nội dung để xây dựng cho khoa học, tuần tự, tránh trường hợp giảng viên không bố trí kịp thời gian nên nội dung học bị đảo lộn. Bên cạnh đó, thời gian học cũng nên tránh thời điểm cuối năm, đây là thời gian các đơn vị tập trung hoàn thiện các công việc cuối năm.

Bố trí địa điểm học, phòng nghỉ: Tùy vào số lượng học viên và vị trí địa lý đặc thù của từng lớp học mà bố trí các địa điểm học phù hợp. Cần đảm bảo học viên không phải di chuyển quá xa và cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện về sức chứa, đầy đủ phòng nghỉ cho học viên...

Quản lý học viên: Đây là khâu cơ bản nhất và khó áp dụng nhất vì học viên là CBNV. Tình trạng buông lỏng quản lý lớp vẫn xảy ra thường xuyên, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Tăng cường trách nhiệm của giảng viên, phối hợp với công tác điểm danh của cán bộ quản lý lớp là việc cần thực hiện trước tiên. Ngoài ra, cần thông tin hai chiều giữa Trường và đơn vị có người cử đi học nhằm từng bước hình thành thái độ học tập nghiêm túc, hiệu quả.

Tổ chức thi kiểm tra một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế, đánh giá đúng chất lượng, năng lực của học viên, từ đó học viên nâng cao ý thức học tập và rèn luyện. Tăng cường họp lớp để kịp thời nhắc nhở những học viên chấp hành chưa tốt quy định, quy chế, kết thúc mỗi phần học giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức họp lớp một lần để có giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại hạn chế trong học tập và rèn luyện của học viên.

Đồng thời qua kiểm tra, thi để đánh giá kết quả học tập của học viên. Căn cứ vào đó đổi mới tổ chức kiểm tra, thi cử đảm bảo khách quan, công bằng, phản ánh đúng quá trình học tập rèn luyện của mỗi học viên. Đề thì phải rõ ràng, chặt chẽ, chính xác; nội dung phải bao quát được những vấn đề cơ bản của môn học và vấn đề sinh động của thực tiễn; mục đích là phải phát huy được tính sáng tạo của học viên trong nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội và thực tế công tác; dung lượng đề thi phải phù hợp với thời gian làm bài. Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong tổ chức kiểm tra, thi, từ ra đề thi, thi, đến chấm thi. Trong đó coi thi, kiểm tra phải nghiêm túc theo đúng nội quy thi; chấm thi, kiểm tra phải có đáp án, các vòng chấm thi phải độc lập, bảo đảm công bằng, chính xác. Theo xu hướng hiện đại, Trường nên đổi mới

phương pháp thi, đó là thi trắc nghiệm trên máy tính. Đây là phương pháp hiện đại với những ưu điểm như: cho kết quả nhanh, minh bạch; điểm số chính xác.

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng: Công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên học viên phấn đấu trong học tập và rèn luyện, chính vì vậy công tác thi đua khen thưởng cần thực hiện đúng quy chế, đảm bảo sự công bằng, dân chủ, thực chất, đúng đối tượng. Để thực hiện tốt giải pháp này thì vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp càng phải được tăng cường nhằm đảm bảo chính xác. Cùng với đó trong quá trình thẩm định khen thưởng cho học viên, Phòng Đào tạo cần phải bám sát vào kết quả học tập và rèn luyện của học viên thông qua ý kiến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)