Nhóm giải pháp về giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 112 - 115)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2. Nhóm giải pháp về giảng viên

Để nâng cao trình độ của Giảng viên, trường phải nâng cao tính chuyên nghiệp, nghiêm ngặt trong khâu lựa chọn giảng viên phục vụ cho công tác giảng dạy của Trường.Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp.

Để làm được việc này đòi hỏi Trường phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, xây dựng quy trình đào tạo giảng viên.Thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng cho các giảng viên.

Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng giảng dạy theo thông tin từ đánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy đến tác phong, hiệu quả truyền đạt qua phiếu khảo sát, đánh giá từ học viên. Từ đó tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các giảng viên, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Qua đó, giảng viên tăng cường trao đổi kinh nghiệm, góp ý, hỗ trợ nhau nâng cao kiến thức nghiệm vụ, phương pháp sư phạm và trách nhiệm nghề nghiệp. Đối với giảng viên trẻ, đây là cơ hội để rèn luyện hiệu quả nhất. Để biện pháp này phát huy tối đa vài trò và ý nghĩa của nó, cần phải lập kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức, phương pháp tổ chức và biện pháp triển khai thực hiện. Lãnh đạo Trường cần quy định việc dự giờ, giảng thử là một trong những nhiệm vụ của giảng viên và là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá nhiệm vụ, chất lượng của giảng viên.

Với đặc thù đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp và PTNT, đội ngũ giảng viên của Trường còn yếu và thiếu về thực tế và kinh nghiệm, cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ nhiều nguồn như giảng viên chuyên nghiệp. Giảng viên chuyên nghiệp có thể mời các chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm từ các Cục, vụ, viện, trường chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên ngành như: Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Học viện Hành chính, Tổng cục Thủy lợi, ...

Như vậy giảng viên thỉnh giảng đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung những kiến thức thực tiễn trong hoạt động của ngành Nông nghiệp, cũng như những kỹ năng sư phạm mà giảng viên cơ hữu còn yếu, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra, thông qua dự giờ của giảng viên thỉnh giảng là cơ hội cho giảng viên cơ hữu của Trường học tập, trau dồi kinh nghiệm, dần làm chủ kiến thức, kỹ năng, tiến tới đảm đương nhiệm vụ giảng dạy chính. Đối với đối tượng

là giảng viên thỉnh giảng, trường cần phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị đề nghị cung cấp các thông tin về các giảng viên tiềm năng, có kiến thức chuyên môn tốt. Trên cơ sở đó đội ngũ quản lý đào tạo của Trường sẽ tiến hành lựa chọn giảng viên dựa trên các tiêu chí và các yêu cầu cho từng khóa học.

Các giảng viên được lựa chọn phải là các đối tượng có học hàm học vị cao, nền tảng lý thuyết vững vàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi, kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức bổ trợ cho công tác giảng dạy tốt (ưu tiên các đối tượng được đào tạo bài bản ở nước ngoài).

Có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ các cán bộ quản lý chuyên nghiệp, cần có chính sách, quy hoạch dài hạn về phát triển đội ngũ quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Lựa chọn các cán bộ làm công tác đào tạo, giảng viên có năng lực cử tham dự các khóa đào tạo nâng cao trình độ trong và ngoài nước.

Cần có chính sách quan tâm, ưu tiên phát triển, các chế độ về vật chất cũng như tinh thần… để tạo động lực cho các cán bộ giảng viên cống hiến hết mình vào sự nghiệp chung của Trường.

Thông thường, tiêu chuẩn để tuyển chọn giảng viên, bên cạnh những tiêu chuẩn chung giống như tuyển chọn cán bộ bình thường còn có các yêu cầu cao hơn, song chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, một vấn đề cần được quan tân hơn là việc thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên để động viên họ đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường cần thực hiện những chính sách sau:

+ Trước tiên trường cần đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách đãi ngộ cho giảng viên. Trường phải có chính sách ưu tiên, nâng bậc lương trước thời hạn khi giảng viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua hay phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trở thành tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư... để kích thích sự phấn đấu vươn lên, chuyên tâm đầu từ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách ưu đãi giảng viền về phúc lợi và các loại phụ cấp như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp đi lại...

+ Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với giảng viên tự túc học tập nâng cao trình độ như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hỗ trợ trong công việc...

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đi học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ ở những nước có nên giáo dục phát triển. Trường cần tranh thủ giới thiệu giảng

viên của mình than gia các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo các chương trình, dự án hợp tác của Ngân hàng nhà nước.

Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các năm vừa qua và dự báo nhu cầu đao tạo trong thời gian tới, Trường cần có kế hoạch triển khai xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo bồi dưỡng giảng viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tăng cường chất lượng đi đôi với tạo lập sự gắn bó của đội ngũ giảng viên với nhiều hình thức phù hợp thông qua các hoạt động như sinh hoạt học thuật, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm giảng dạy theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

Tạo điều kiện để giảng viên tham gia vào các đề tài nghiên cứu, cũng như tìm kiếm các đề tài nghiên cứu để giảng viên nâng cao kiến thức tăng cường năng lực giảng dạy. Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng giảng dạy theo thông tin từ đánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy đến tác phong, hiệu quả truyền đạt qua phiếu khảo sát, đánh giá từ học viên. Từ đó tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các giảng viên, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Các giảng viên trước khi giảng dạy cần thông qua bài giảng trước hội đồng khoa học Nhà trường, để từ đó có bài giảng được hoàn thiện và kiểm định chất lượng để từ đó có những sữa chữa về nội dung và cách thức giảng dạy trước khi giảng viên đi dạy thực tế.

Vì vậy hội đồng khoa học của nhà Trường có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng giảng dạy của giảng viên, cần phải lựa chọn các thành viên trong hội đồng là những người có kinh nghiệm, là những người giỏi nhất về chuyên môn, nghiệp vụ trong tững chuyên ngành cụ thể.

Trường cần có những chính sách như hỗ trợ tiền, chính sách ưu đãi giảng viền về phúc lợi và các loại phụ cấp như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp đi lại..., thời gian và quy chế để các giảng viên tham gia viết các bài báo khoa học để nâng cao khả năng nghiên cứu của giảng viên.Tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đi học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ ở những nước có nên giáo dục phát triển. Trường cần tranh thủ giới thiệu giảng viên của mình than gia các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo các chương trình, dự án hợp tác. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với giảng viên tự túc học tập nâng cao trình độ như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hỗ trợ trong công việc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)