Kết quả, hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 93 - 103)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CÁN

4.1.5. Kết quả, hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản

4.1.5.1. Quy mô đào tạo qua các năm

Giai đoạn 2011-2015, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I đã đào tạo 35939 cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cán bộ đang công tác tại các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ Huế trở ra đã được tham gia các chương trình đào tạo mới, đào tạo bổ sung, cập nhật cũng như trang bị mới các kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, kỹ năng về quản lý và lãnh đạo, kiến thức quản lý nhà nước. Kết quả đào tạo của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I được thể hiện qua bảng 4.11 sau:

Bảng 4.11 cho thấy trong giai đoạn từ 2011-2015 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I đã đào tạo được 558 lớp với tổng số 35939 lượt học viên, đây là một số lượng học viên và số lớp tổ chức khá lớn của Trường từ trước tới nay. Điều này đã chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường trong thời gian qua.

Bảng 4.11. Quy mô đào tạo của nhà trường giai đoạn 2011-2015 T Tên chương trình T Tên chương trình 2011 2012 2013 2014 2015 2011-2015 Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV Số lớp HV 1 Các lớp về Lý luận chính trị 15 2629 13 1908 22 4351 25 3331 21 2776 96 14995 2 Các lớp về QLNN, QLKT 8 563 6 306 8 357 3 161 6 269 31 1656

3 ĐT, BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý 1 50 0 0 2 60 4 157 2 88 8 355

4 Các lớp BD kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ 41 2145 25 1465 13 805 4 251 6 296 82 4140

5 Các lớp ĐT, BD tin học, ngoại ngữ 6 320 5 172 3 78 2 52 16 622

6 ĐT, BD nguồn nhân lực cho DN vừa và nhỏ 15 600 18 720 17 765 32 1245 82 3330

7 Chương trình Kiểm lâm 6 269 10 469 12 576 11 541 6 235 45 2090

8 Bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX nông nghiệp 14 560 8 280 22 840

9 BD Cán bộ làm công tác quy hoạch 3 160 12 600 6 300 21 1060

10 Bồi dưỡng kiến thức PTNT cho CB chính quyền cơ sở 3 150 7 350 4 200 14 700

11 Chương trình ĐT chuyên môn nghiệp vụ QLCL Nông

lâm thủy sản và muối 3 150 0 0 8 400 19 711 22 1042 52 2303

12 ĐT, BD cán bộ thống kê và dự báo ngành nông nghiệp 8 213 10 309 18 522

13 DT,BD Chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ CC,VC thực

hiện đề án tái cơ cấu 37 1571 27 933 64 2504

Cộng 99 6996 93 5870 104 8127 130 7753 132 7193 558 35939

Thấy rõ việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Nông nghiệp rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều giao cho Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức của bộ, giai đoạn 2011-2015 Trường đã tổ chức 96 lớp về bồi dưỡng lý luận chính trị, với tổng số học viên là 14995 chiếm 41,7% tổng số học viên đào tạo của Trường. Có thể thấy rằng với tỉ lệ lớp không cao chỉ 17,2% nhưng với số lượng học viên đào tạo lớn hàng năm, có thể thấy tầm quan trọng của các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị trong hoạt động đào tạo của Trường. Đây cũng là chương trình đào tạo đặc trưng của không chỉ trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I mà còn của đa số các Trường cán bộ của các bộ ngành khác.

Nhằm trang bị, bổ sung những kiến thức về quản lý và kỹ năng trong việc thực thi công vụ của đội ngũ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT , những năm qua Trường đã liên tục tổ chức các lớp đào tạo cho nhóm đối tượng này. Cụ thể trong giai đoạn 2011 - 2015 Trường đã tổ chức 8 lớp đào tạo cho 355 học viên làm công tác quản lý, lãnh đạo và cán bộ thuộc diện quy hoạch nguồn. Đây là con số không nhỏ, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến công tác đào tạo cho Cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo và cán bộ quy hoạch nguồn.

Lực lượng Kiểm lâm là cơ quan tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, thực tiễn yêu cầu công chức kiểm lâm cần phải được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Do vậy để chuẩn hóa đội ngũ công chức Kiểm lâm, hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Trường Cán bộ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức ngạch Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên chính có 45 lớp với 2090 học viên.

Về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I có những khóa đào tạo cho từng lĩnh vực cụ thể: chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổ chức được 82 lớp với 3330 học viên; chương trình bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ có 16 lớp với 622 lượt học viên; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch có 21 lớp với 1060 học viên; chương trình đào tạo bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ Quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản và nghề muối có 18 lớp với 522 học viên... Đây là một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Trường, số lượng các chương trình hàng năm dựa trên đánh giá nhu cầu thực tế của các cơ quan đơn vị ngành nông nghiệp và PTNT.

4.1.5.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015

Để đánh giá mức độ học hỏi của học viên sau khóa ĐTBD, tất cả các học viên được yêu cầu chuẩn bị các bài tập nhóm để thực hành, cùng với đó có thể là viết tiểu luận hoặc làm bài kiểm tra đánh giá. Những học viên này gửi bài tiểu luận cho giảng viên góp ý và chấm điểm. Giảng viên tiến hành cho điểm việc thực hành thảo luận nhóm của học viên theo thang điểm đánh giá là 10: Dưới 5- không đạt yêu cầu, 6 trở lên- đạt yêu cầu nhưng cần phải cải thiện, 8-đạt yêu cầu ở mức độ tốt. Học viên cũng tự đánh giá bài thực hành của bản thân theo thang điểm trên. Thông qua các bài tập thực hành cũng như thảo luận nhóm, giảng viên đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học viên, các kỹ năng thiết kế bài trình bày, kỹ năng truyền đạt thông tin của học viên. Căn cứ vào chương trình đào tạo, các học viên sẽ được yêu cầu viết bản kế hoạch hành động sau đào tạo và đây sẽ là cơ sở để thu thập thông tin về việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được ở trên vào công việc thực tế của học viên.

Theo tổng hợp của Phòng Đào tạo, KH&HTQT thì khoảng, 15-20% học viên tham gia các khóa ĐTBD được đánh giá là tốt (có mức điểm trung bình từ 8.5 trở lên, 70-75% được đánh giá khá và 5-15% được đánh giá trung bình, không có học viên nào có kết quả yếu kém, được thể hiện ở hình 4.2. Như vậy, so với trước khi tham gia khóa ĐTBD, học viên đã có kết quả tốt hơn ở thời điểm cuối khóa.

18% 72% 10% Tốt Khá Trung bình

Hình 4.2. Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra cuối khóa của học viên

Bảng 4.12. Kết quả đào tạo của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I giai đoạn 2011-2015 STT Tên lớp Số HV thi Kết quả học tập Giỏi % Khá % TB % Kém % 1 ĐT, BD về lý luận chính trị 2.734 575 21,0 1.960 71,7 199 7,3

2 Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước 1.056 219 20,7 819 77,6 18 1,7

3 ĐT, BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý 779 150 19,3 629 80,7

4 Các lớp BD kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ 1.580 373 23,6 1.162 73,5 45 2,8

5 Các lớp ĐT, BD tin học, ngoại ngữ 951 159 16,7 783 82,3 9 0,9

6 ĐT, BD nguồn nhân lực cho DN vừa và nhỏ 5602 915 16,3 4.625 82,6 62 1,1

7 Chương trình Kiểm lâm 3411 825 24,2 2.532 74,2 54 1,6

8 Bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX nông nghiệp 1469 356 24,2 1.078 73,4 35 2,4

9 BD Cán bộ làm công tác quy hoạch 1200 258 21,5 927 77,3 15 1,3

10 Bồi dưỡng kiến thức PTNT cho CB chính quyền cơ sở 849 135 15,9 693 81,6 21 2,5

11 Chương trình ĐT chuyên môn nghiệp vụ QLCL Nông lâm thủy

sản và muối 2865 782 27,3 2.051 71,6 32 1,1

12 ĐT, BD cán bộ thống kê và dự báo ngành nông nghiệp 980 267 27,2 705 71,9 8 0,8

13 ĐT, BD chuyên môn nghiệp vụ cho CC, VC thực hiện đề án tái

cơ cấu ngành NN&PTNT 4.423 972 22,0 3.430 77,5 21 0,5

Chất lượng đào tạo của trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I được biểu hiện qua kết quả học tập của học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới sự phối hợp của giáo viên bộ môn – khoa – phòng đào tạo của trường. Kết quả học tập của học viên được chia theo từng chương trình, đào tạo bồi dưỡng cụ thể, là căn cứ để Nhà trường đánh giá chất lương đào tạo của Trường, đánh giá các chương trình đào tạo bồi dưỡng từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Qua bảng số liệu sau có thể thấy số lượng học viên tham gia thi ở các chương trình: Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước, các lớp BD kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ĐT, BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý ... đều lớn hơn số học viên trong bảng 4.16, nguyên nhân do một khóa đào tạo có từ 1-3 bài thi tùy từng khóa cụ thể, do vậy số lượng học viên thi được tính bằng số lần làm các bài thi nên lớn hơn số lượng tham gia đào tạo. Tuy nhiên chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, số lượng học viên tham gia thi ít hơn số lượng tham gia đào tạo tại bảng 4.12 do các các khóa đào tạo của chương trình này chủ yếu là các khóa tập huấn ngắn ngày và thường không có bài thi.

Về kết quả học tập của học viên tại trường, nhìn chung chất lượng khá tốt, tỷ lệ kết quả khá tương đối cao, tiếp theo là kết quả đạt loại giỏi, cuối cùng là kết quả trung bình chiếm tỷ lệ thấp và không có kết quả kém. Trong các chương trình đào tạo, chương trình đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo quản lý không có bài kiểm tra nào đạt kết quả trung bình, kết quả khá chiếm 80.7%, kết quả giỏi chiếm 19.3%. Đối tượng của chương trình này chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ và chương trình học cũng khá gần với thực tế công tác của đối tượng này do vậy có kết quả tương đối tốt. Đội ngũ cán cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Với tỷ lệ 7.3% các khóa đào tạo về bồi dưỡng lý luận chính trị có kết quả đạt loại trung bình nhiều nhất trong các chương trình đào tạo bồi dưỡng do nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý; Nhiều cán bộ, coi mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là để có bằng cấp theo tiêu chuẩn chức danh.

Với tỷ lệ 27.3% đạt loại giỏi, các khóa đào tạo của chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản và Nghề muối có kết quả cao nhất. Do các chương trình đào tạo bồi dưỡng được xây dựng khá sát với chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản và Nghề muối. Các khóa đào tạo của chương trình được tổ chức hàng năm do vậy học viên luôn được tiếp cận với kiến thức mới cũng như nâng cao được năng lực trong giải quyết công việc.

4.1.5.3. Kết quả đánh giá của học viên về chất lượng giảng dạy

Thông qua các phiếu thăm dò học viên cuối khóa học, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I đã thu thập ý kiến của học viên tham gia khóa ĐTBD, chủ yếu xem phản ứng của học viên đối với khóa ĐTBD họ đã tham dự về: nội dung chương trình ĐTBD, phương pháp sử dụng trong chương trình ĐTBD, tổ chức quản lý chương trình ĐTBD, tài liệu sử dụng trong chương trình ĐTBD, giảng viên của chương trình. Nói cách khác, đánh giá mục tiêu của chương trình ĐTBD là đo lường sự hài lòng của học viên đối với khóa học như thế nào, bằng cách điều tra học viên sau khi hoàn thành khóa học theo mẫu phiếu ở phụ lục 1. Để đánh giá đầy đủ chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cuả Trường Cán bộ QLNN & PTNT, luận văn chọn lựa một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng có tính chất trọng tâm trong chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm các chương trình: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên, Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên chính, Bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

Bảng 4.13. Ý kiến của học viên về chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

TT Chương trình ĐT, BD Số chuyên đề Mức độ phù hợp với công việc (%) Đề xuất của học viên (%) Phù hợp Ít Không Giữ nguyên Giảm 1 Chuyên viên chính 26 49-75 1-18 2-5 43-51 3-19 2 Chuyên viên 28 47-79 2-16 1-4.3 54-63 1-13

3 Kiểm lâm viên chính 25 51-80 7-28 2-3.7 33-48 4-15

4 Kiểm lâm viên 27 53-83 6-26 1-3.3 27-49 2-13

Kết quả điều tra 4 chương trình đào tạo bồi dưỡng trọng tâm của trường cho thấy, phần đông ý kiến học viênđánh giá nội dung chương trình là phù hợp với yêu cầu công việc; Chương trình Kiểm lâm viên với 27 chuyên đề 100% các chuyên đề được đánh giá là phù hợp với mức độ đánh giá khác nhau. Chuyên đề có số phiếu đánh già là phù hợp thấp nhất là 53%, chuyên đề có số phiếu đánh giá phù hợp cao nhất là 80%, tương tự, kết quả điều tra đối với các chương trình Kiểm lâm viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên đề có số phiếu đánh giá phù hợp nhất và cao nhất là 56% và 82%; 50% và 76%. Với ý kiến đánh giá trên có thể nói nội dung chương trình là tương đối phù hợp với nhu cầu của học viên.

4.1.5.4. Đánh giá của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)