Nhóm giải pháp về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 109 - 112)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Mặc dù chương trình đào tạo đã bám sát và cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tuy nhiên, nhiều chương trình đào tạo bị trùng lặp về nội dung. Một số nội dung vẫn chưa được biên soạn thành tài liệu hoặc đã biên soạn nhưng chưa thật đầy đủ, thậm chí vẫn sử dụng những tài liệu cũ trong khi đất nước đi vào thời kỳ mới đầy biến đổi.

Bên cạnh đó, nội dung của các chương trình còn nặng về đào tạo kiến thức chung và chưa đáp ứng tốt nhất cho từng đối tượng đào tạo trên các lĩnh vực khác nhau; nên chất lượng và hiệu quả đào tạo còn hạn chế. Để hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thống nhất nội dung đào tạo, khoa học, có lộ trình tránh tình trạng chồng chéo. Nội dung chương trình được đổi mới cụ thể, sát với thực tiễn, có tính đến sự kế thừa tương lai. Xuất phát từ thực trạng trình độ đội ngũ CBNV hiện nay cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, nội dung chương trình giảng dạy cho CBNV, cần sửa đổi theo hướng bổ sung các kiến thức cơ bản, cán bộ còn khiếm khuyết như: kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kiến thức chuyên môn và các kiến thức bổ trợ khác.

Thường xuyên đổi mới, chỉnh sửa, biên soạn những tài liệu, giáo trình mới sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, kết hợp giữ giảng dạy về lý thuyết là những tình huống thực tiễn. Trong quá trình biên soạn giáo trình nên kết hợp giữa viết lý thuyết thì xen vào đó là các bài tập tình huống thực tế phân tích rõ ràng giúp cho ngươì học nắm được kiến thức sâu hơn.

Đổi mới nội dung kiến thức chuyên ngành.

Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBNV tác nghiệp, giao dịch viên, không chỉ nắm được các quy trình nghiệp vụ, mà phải bổ sung những nghiệp vụ, kỹ năng mới. Nhất là tư duy, phương pháp thực hiện các nghiệp vụ đó chính xác, hiệu quả, đạt tính chuyên nghiệp.

Xây dựng thêm nhiều chương trình về đào tạo đạo đức công vụ, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phương pháp giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức Bộ. Nội dung chương trình, giáo trình mới phải đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, nhất là hệ thống luật kinh tế, luật các tổ chức tín dụng. Bởi họ phải thuộc luật, hiểu luật một cách đầy đủ, chính xác để thực hiện đúng. Các chương trình đào tạo này hiện nay chưa thực sự nhận được sự quan tâm, việc xây dựng khung nội dung trở nên rất cần thiết.

- Xây dựng các chương trình đào tạo về các chính sách của Nhà nước. Tăng cường trang bị kiến về quản lý Nhà nước, khoa học quản lý và kiến thức pháp luật cho CBNV. Nội dung chương trình, giáo trình mới phải đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, nhất là hệ thống luật kinh tế, luật các tổ chức tín dụng. Bởi họ phải thuộc luật, hiểu luật một cách đầy đủ, chính xác để thực hiện đúng, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế. Các chương trình đào tạo này hiện nay chưa thực sự nhận được sự quan tâm, việc xây dựng khung nội dung trở nên rất cần thiết.

- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy/học tập, tăng dần tính chủ động, thực tế. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục duy trì các phương pháp đào tạo truyền thống kết hợp với các phương pháp giảng dạy hiện đại hiện nay đảm bảo cho hiệu quả đào tạo cao hơn. Kết hợp trong việc giảng dạy chế độ song ngữ giúp cho học viên tiếp thu, củng cố về ngọai ngữ chuyên ngành, giảng dạy bằng công nghệ hiện đại hóa trên “slide” máy tính để củng cố thêm kiến thức tin học ứng dụng....

Tăng cường trang bị các kiến thức bổ trợ. Kiến thức bổ trợ bao gồm ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... là những công cụ giúp CBNV đáp ứng công việc với chất lượng cao. Trước thực tế hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin rộng khắp càng đòi hỏi CBNV phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng này.

Ngoại ngữ, tin học là những kiến thức quan trọng song nhu cầu về ngoại ngữ, tin học ở mức độ nào lại gắn liền với những kỹ năng, nghiệp vụ mà CBNV đang làm. Do đó việc xây dựng các chương trình đào tạo trên cần xuất phát từ vị trí việc làm của từng đối tượng. Đối với tin học, các kiến thức, chương trình đào tạo phải luôn được cập nhật công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại. Do đó, khi xây dựng nội dung đào tạo cho từng đối tượng cần chú ý phân bổ kiến thức và thiết kế mức độ chuyên sâu cho phù hợp.

Hoàn thiện hệ thống tài liệu, giáo trình giảng dạy theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chống dạy chay, học chay.Trường cần tập trung làm tốt một số nội dung cơ bản sau:

Rà soát và chỉnh lý hệ thống tài liệu, giáo trình hiện có. Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu đào tạo theo tiêu chuẩn đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệp thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí công việc. Đưa nhiệm vụ biên soạn chương trình theo vị trí công việc thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Trường; khuyến khích các bộ môn, các giảng viên biên soạn các chương trình, nội dung đào tạo theo vị trí việc làm, tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện công việc, nhiệm vụ của CBNV. Việc hoàn thiện tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo hướng bám sát thực tế chuyên môn nghiệp vụ của CBNV, với phương châm "lý luận gắn với thực tiễn", "học đi đôi với hành", bảo đảm tính toàn diện cả kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ.

Như vậy, việc chuẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy là giáp pháp Trường cần đặc biệt quan tâm và sớm thực hiện. Trong đó, cần thiết phải xây dựng bản thuyết minh hay hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu hướng dẫn thực hành nhằm mang lại kết quả học tập cao nhất cho CBNV.

Như vậy, nội dung chương trình không phải cố định mà cần được đổi mới, sát với biến động của thực tiễn và phải coi đổi mới nội dung chương trình là việc làm cần thiết, thường xuyên. Trong khi xây dựng nội dung cần tránh trùng lặp kiến thức giữa các phần học, môn học. Nghiên cứu bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ của khoa học công nghệ. Các môn học phải được bổ sung kịp thời những kiến thức, thông tin mới.

Ngoài ra, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I nên xây dựng các chương trình cụ thể đối với từng nhóm đối tượng như chương trình đào tạo tiền công vụ cho những công chức mới vào tuyển dụng, công chức mới được phân công vào vị trí công việc, chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo, chương trình đào tạo chuyên gia… Các phương pháp đào tạo truyền thống được áp dụng khi đào tạo là phương pháp thuyết trình, nghiên cứu tình huống, đóng vai và làm việc theo nhóm. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, bổ sung cho nhau, nên khi đào tạo nên được sử dụng kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)