Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 70 - 71)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Các số liệu về tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp tại trường Cán bộ QLNN & PTNT I trong giai đoạn (2011- 2015). Bên cạnh đó, chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ các học viên đã tham gia 4 chương trình học tại trường trong 5 năm bao gồm: bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước Kiểm lâm viên chính, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước Kiểm lâm viên, bồi dưỡng ngạch chuyên viên, bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, mục đích sử dụng các số liệu như sau:

- Thông tin đánh giá chất lượng của học viên sau khi hoàn thành khóa học. - Thông tin đánh giá chất lượng giảng dạy của các giảng viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm các thông tin: Kiến thức giảng viên, phương pháp giảng dạy, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm giảng viên.

- Thông tin đánh giá về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đang được sử dụng.

- Thông tin đánh giá về cơ sở, vật chất có đáp ứng yêu cầu của từng khóa học.

Trên đây có 4 loại chương trình học, lựa chọn mỗi chương trình học điều tra 40 phiếu. Vậy số lượng phiếu điều tra là 160 phiếu điều tra.

Bên cạnh đó các số liệu được thu thập từ các cơ quan, đơn vị quản lý học viên sau khi tham gia các khóa học tại trường, các phiếu này sẽ được gửi đến các cơ quan đơn vị để thu thập các thông tin đánh giá về sự cải thiện năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của học viên sau khi tham gia các khóa đào tạo. Số lượng phiếu điều tra của đối tượng này sẽ là 31 phiếu.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,các dữ liệu thu thập từ các trung tâm đào tạo… dữ liệu thứ cấp này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức.

- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật cũng như các đề án về đội ngũ cán bộ, công chức, chất lượng đội ngũ cũng như hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Xem xét tài liệu về hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan nhà nước, tra cứu thông tin trên internet… tiến hành tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như kết quả thực hiện các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những năm qua.

Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)