Hệ thống một số công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 58 - 61)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.4. Hệ thống một số công trình nghiên cứu

+ Nguyễn Hà Trung (2015), Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của trường đào tạo cán bộ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học lao động và xã hội.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của trường đào tạo cán bộ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Các kết luận chính của đề tài

- Chỉ rõ được các yếu tố về chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng, từ đó đánh giá chất lượng đào tạo của trường trên 2 góc độ là những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

- Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như sau: Giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo, Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, Trong đó đặc biệt là giải pháp hoàn thiện nội dung, đổi mớ i phương pháp đào

tạo và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo. + Nguyễn Thị Lan (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà.

Các kết luận chính của đề tài:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: Chất lượng đội ngũ giảng viên; Nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo; Công tác tuyển sinh đầu vào; Cơ sở vật chất của Nhà trường; Tổ chức quản lý đào tạo.

- Từ phân tích thực trạng đào tạo của Trường và các nhân tố anh hưởng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng: Giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo, Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, Giải pháp về chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất.

+ Nguyễn Thị Thảo (2014), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Yên Định.

Các kết luận chính của đề tài:

- Thực trạng của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Yên Định: về độ tuổi, trình độ, ưu điểm và nhược điểm về năng lực và kỹ năng giải quyết công vụ. - Trên cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Yên Định: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức; Đổi mới công tác tuyển dụng công chức; Hoàn thiện công tác đánh giá công chức; Hoàn thiện công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ của công chức; Xây dựng và thực hiện đúng đắn chế độ chính sách đối với công chức; Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, nâng cao chất lượng công chức.

+ Vũ Thị Trang (2015), Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Các kết luận chính của đề tài

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường bao gồm: Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên; Chương trình đào tạo; Công tác quản trị trường; Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập; Mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp; Chất lượng tuyển sinh đầu vào

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đưa ra: Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Tiếp tục xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo; Đẩy mạnh công tác quản trị trường (công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, quản lý giáo dục sinh, tăng cường số lượng giáo viên chủ nhiệm); Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập; Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng đầu vào và xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)