Những thuận lợi và khó khăn của Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 68 - 70)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Trường

3.1.4.1. Về thuận lợi

Cán bộ, công chức, viên chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một trong những cơ quan của Chính phủ Việt Nam do vậy luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.

Trường Cán bộ Quản Lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I là một trong hai cơ sở chính đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các đơn vị thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và cho ngành Nông nghiệp. Do vậy Trường nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp từ Bộ trong các hoạt động của mình. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định 2340/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/10/2013 về ban hành quy chế đào tạo cán bộ, công chức, viên chức

ngành NN và PTNT; văn bản chỉ đạo số 6212/BNN-TCCB, ngày 24/12/2013 về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, qua đó tạo điều kiện để triển khai phối hợp và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng thuận lợi.

Vụ Tổ chức cán bộ quan tâm, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trwoj và tháo gỡ khó khăn giúp Nhà trường trong quá trình thực hiện.

Các Tổng cục, Cục, Vụ đã phối hợp với Trường trong việc xây dựng các khung chương trình,, tài liệu để trình Bộ thẩm định, phê duyệt và một số công việc khác;

Các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Chi cục ở các tỉnh phối hợp tương đối tốt với Trường trong công tác chọn và cử học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng theo các chương trình. Với các lớp mở tại địa phương Trường nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các đơn vị.

Đối tượng học viên của Trường là các công chức, viên chức, cán bộ thuộc ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm phải tham gia các khóa đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao trình độ để đáp ứng nhiệm vụ công việc được giao, do vậy trường ít có sự cạnh tranh trong việc chiêu sinh.

3.1.4.2. Về khó khăn

Các quy định, chính sách về đào tạo vẫn chưa thật sự đồng bộ, chưa hoàn chỉnh; nhiều chế độ chính sách được ban hành đã chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Trường đôi khi còn nhiều khó khăn, vướng mắc do vậy gây ảnh hưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao về thời gian và chất lượng công việc.

Các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức của chính đơn vị mình biểu hiện trên các khía cạnh như chưa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm, việc cử người đi học chỉ theo yêu càu của cấp trên, hay cử người đi học vì lý do đảm bảo chế độ lên lương, đề bạt… ít quan tâm đến việc học tập của cán bộ, công chức,viên chứ trong cả quá trình học và sau khi học. Chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người đi học, thường coi việc đi học là việc của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức không liên quan đến nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mình.

của công tác đào tạo nên có nhiều khóa học tổ chức tại các địa phương, tuy nhiên tại các địa điểm tổ chức trang thiết bị, cơ sở vật chất nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của các khóa đào tạo.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng những phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể, đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)