Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 84 - 91)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CÁN

4.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường

*) Cơ cấu, trình độ đội ngũ Giảng viên của Trường:

Đội ngũ giảng viên luôn được xác định là nhân tố quan trọng nhất trong cơ sở đào tạo, là nhân tố quyết định kết quả đào tạo. Hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, trường Cán bộ quản lý luôn quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên phát huy năng lực nhằm đem lại hiệu quả đào tạo tốt nhất. Tính đến thời điểm tháng 01/2016, tổng số giáo viên thuộc danh sách Trường quản lý (giáo viên cơ hữu) là 49 người chiếm 50,5% tổng số cán bộ của nhà trường.

Cơ cấu và trình độ của đội ngũ giảng viên của Trường được thống kê trong bảng 4.5, qua bảng số liệu ta có thể thấy, một số đặc điểm về giảng viên của trường như sau:

Số lượng giảng viên nữ khá đông: 36 giảng viên chiếm 73,5%, với số lượng giảng viên đa số là nữ trường và chủ yếu còn rất trẻ, đây cũng làm một trong những khó khăn ảnh hưởng đến công tác đào tạo của Trường vì có một số giảng viên nữ đang ở trong độ tuổi sinh nở. Tuy nhiên do nắm bắt được những khó khăn đó, bản thân các giảng viên nữ cũng như nhà trường luôn nỗ lực và tạo điều kiện để các giảng viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 4.5. Cơ cấu và trình độ của đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

Tên các đơn vị trực thuộc nhà trường Tổng

số Nữ Giảng viên Độ tuổi CC lý luận CT Trình độ học vấn Học hàm Chức danh Dưới 35 36- 45 46- 55 Trên 55 ĐH TH.S TS PGS GS GV GV chính GV CC

Phòng Đào tạo, khoa học và hợp tác quốc tế 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0

Khoa Quản lý Nhà nước 14 9 1 11 1 1 6 2 10 2 2 11 3 0

Khoa Quản trị kinh doanh 16 13 8 6 2 2 2 12 2 15 1 0

Khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn 15 12 5 8 2 2 1 13 1 1 14 1 0

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng KL và chủ rừng 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 0

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia 2 2 1 1 2 0 2 0 1 1 0

Cộng 49 36 14 27 7 1 14 5 38 6 3 0 42 7 0

Độ tuổi trung bình các giảng viên của trường là từ 36-45 tuổi chiếm 55,1 %, nhìn chung tuổi đời của giảng viên còn trẻ, được đào tạo chính quy, được phân công đúng chuyên môn và luôn có ý thức học tập và tự học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của nhà Trường. Đội ngũ giảng viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế nên việc giảng bài còn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ và phổ biến kiến thức thực tế. Đối tượng học viên phần lớn là những người lớn tuổi, có chức vụ, trình độ, kinh nghiệm thực tế nên phần nào cũng gây áp lực cho đội ngũ giảng viên trẻ trong quá trình giảng dạy.

Trình độ giảng viên của trường chủ yếu là Thạc sỹ: 38 giảng viên chiếm 77,55%, tiến sĩ: 6 giảng viên chiếm: 12,25%, hầu hết được đào tạo từ những trường đại học có truyền thống như: Đại học Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Kinh tế, Tài chính, Học viện Chính trị hành chính quốc gia, Thủy lợi, Ngoại ngữ,… Nếu so với quy định giảng viên của trường đại học thì cơ cấu trình độ của Trường chưa đạt (Giảng viên cơ hữu và nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chiếm ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, 25% đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và 10% đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành – Căn cứ thông tư 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015), bên cạnh đó sự mất cân đối giữa các chuyên ngành còn khá lớn. Sự mất cân đối được thể hiện trong việc thực hiện giờ giảng của giảng viên.

Bảng 4.6. Giờ giảng của Giảng viên giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Giờ

TT Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015

1 Khoa Quản lý nhà nước

1.1 Tổng giờ giảng thực tế 3867 6085 5099 2187 5691

1.2 Tổng giờ giảng định mức 2932 3318 2184 1659 2966

1.3 Chênh lệch 935 2768 2915 528 2725

2 Khoa Quản trị kinh doanh

2.1 Tổng giờ giảng thực tế 2143 1441 3496 1774 2309

2.2 Tổng giờ giảng định mức 2976 2449 1942 2971 3067

2.3 Chênh lệch -833 -1408 1554 -1197 -758

3 Khoa Khuyến nông

3.1 Tổng giờ giảng thực tế 1596 1661 2675 2186 1815

3.2 Tổng giờ giảng định mức 2452 2439 2132 2689 3257

3.3 Chênh lệch -856 -778 543 -503 -1443

Ngoài số giảng viên cơ hữu, hàng năm Trường có mời từ 30-40 lượt giảng viên thỉnh giảng tham gia các khóa đào tạo của Trường như: Chuyên viên chính, chuyên viên, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, các khóa đào tạo lý luận chính trị, các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Các giảng viên được mời đều là các giảng viên có uy tín đến từ các Trường, Viện, Cục,Vụ có uy tín như: Học viện hành Chính quốc gia, Đại học Nội vụ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ Tổ chức cán bộ … Các Thầy, cô giáo được mời đã truyền đạt được những kiến thức bổ ích trong công việc giúp học viên nâng cao thêm được kỹ năng trong thực thi nghiệp vụ.

*) Đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên:

Học viên khi tham gia các khóa đào tạo của trường thường có những đặc điểm sau:

- Học viên tham gia đến từ nhiều địa phương, vùng miền, với nhiều trình độ và lứa tuổi khác nhau.

- Học viên là những người có kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công việc và có khả năng tự học, tự đưa ra khái niệm.

- Học viên là người muốn học điều cần học, có liên quan đến công việc, học để làm là chủ yếu, học để biết là thứ yếu.

- Học viên muốn học hỏi cách giải quyết vấn đề, học do áp lực bên trong. - Học viên thường phải đảm nhận nhiều công việc một lúc do vậy thời gian giành cho việc học không nhiều, cho nên muốn tham gia học ngắn.

Với đối tượng học đặc biệt như vậy, giảng viên của Trường đã phải áp dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cụ thể như sau:

- Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm: người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể, thông qua quá trình dạy học của giảng viên, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai làm thay.

- Phương pháp phân tích và trao đổi: Giảng viên làm nhiệm vụ đưa ra các nhóm chỉ tiêu chung và học viên tự thảo luận và trao đổi với nhau để đưa ra các ý kiến đánh giá.

- Phương pháp thuyết trình: Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là chi phí thấp. Bằng cách thuyết trình, GV có thể truyền đạt được nhiều thông tin đến HV trong một thời gian ngắn. Phương pháp này còn dễ sử dụng vì GV có thể chủ

động được về nhiều mặt như nội dung, thời gian, tiến trình của bài giảng. Thuyết trình là phương pháp tốt nhất khi sử dụng trong hoàn cảnh số lượng học viên đông và hạn chế về thời gian và phương tiện giảng dạy. Thuyết trình là phương pháp truyền thống mà GV chuyển tải thông tin từ bài giảng đến học viên. Phương pháp thuyết trình thường được sử dụng với nguyên tắc là khuyến khích sử dụng giao tiếp hai chiều để huy động tối đa sự tham gia của người học.

- Phương pháp dạy học hợp tác: Phương pháp thảo luận nhóm có rất nhiều ưu điểm vì vậy nó được thường xuyên sử dụng trong dạy học, với phương pháp này, giảng viên có thể quan sát được mức độ tiếp thu của học viên để có những nhận xét và điều chỉnh nội dung phù hợp. Thảo luận nhóm khuyến khích học viên tham gia tích cực, nhất là những người ít nói, nhút nhát, tăng tinh thần hợp tác và tương tác trong nhóm; Tạo điều kiện để củng cố bài học và gây dựng mạng lưới như câu lạc bộ hoặc nhóm sở thích; Tạo cơ hội cho học viên đưa ra những thắc mắc và nhận được giải thích từ các học viên khác; Huy động trí tuệ, kinh nghiệm của mọi người để cùng đạt mục tiêu chung.

- Phương pháp tăng cường công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học: Phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho Trường đang từng bước được tăng cường.

- Phương pháp quan sát thực tế: Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có thể dùng để trao đổi nhiều nội dung cùng một lúc. Sử dụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả ứng dụng nội dung lý thuyết vào thực tế. Thêm nữa, phương pháp này còn tạo được không khí hứng khởi, sôi nổi cho học viên tham gia. Phương pháp quan sát thực tế thường được sử dụng khi phân tích trường hợp/tình huống cụ thể và so sánh để tìm ra ưu điểm/ mặt hạn chế của một vấn đề hay kỹ thuật nào đó. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp có địa điểm quan sát phù hợp, số lượng học viên ít và có đủ thời gian. Phương pháp quan sát thực tế là quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thông qua quan sát thực tế. Mục đích là phân tích các ví dụ điển hình về thực tế sản xuất, giáo dục, mô hình điển hình về lĩnh vực nào đó và rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những khuyến cáo để cải thiện tình hình thực tiễn.

Với những phương pháp áp dụng, học viên tham gia các khóa đào tạo có những đánh giá khá tốt về phương pháp giảng dạy, ý kiến đánh giá của học viên được thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7. Tổng hợp góp ý chất lượng giảng dạy của giảng viên (2011-2015) Đơn vị: % TT Tiêu chí 2011 (5267) 2012 (4080) 2013 (4961) 2014 (5861) 2015 (4771) 1 Nội dung 1.1 Tốt 89.6 90.8 90.5 91 92 1.2 Khá 9 7 6 6 6 1.3 Trung bình 1.3 0.7 1.1 1.3 0.6 1.4 Không ý kiến 1 1.5 2.1 1.2 1.2 2 Phương pháp 2.1 Tốt 89.1 90 90.4 90 91 2.2 Khá 8.7 6.9 5.5 6.4 6.5 2.3 Trung bình 1.2 0.8 2.8 1.8 0.7 2.4 Không ý kiến 1 2.4 1.1 1.7 1.6

Nguồn: Phòng Đào tạo, Khoa học và HTQT, Trường Cán bộ QLNN & PTNT I

Với kết quả đánh giá của học viên trong bảng 4.7 cho thấy phần đông học viên hài lòng với nội dung và phương pháp giảng dạy của Giảng viên, trong đó:

+ Nội dung giảng dạy: Tốt đạt khoảng 80% đến 90%, khá đạt khoảng 10% + Phương pháp giảng dạy: Tốt đạt khoảng 90%, khá đạt khoảng 10% Theo kết quả đánh giá của học viên thì các phương pháp giảng dạy mà các giảng viên của Trường đang áp dụng được đánh giá tốt, phù hợp với từng đối tượng học viên. Tuy nhiên giảng viên của trường luôn tham khảo các ý kiến góp ý thông qua phiếu hỏi học viên, hoặc trực tiếp trao đổi với học viên về phương pháp giảng dạy của mình để từ đó có cách thức điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

*) Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên:

Mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đối với giảng viên trong bối cảnh mới giáo dục; Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho đội ngũ giảng viên, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, hàng năm trường đã có nhiều biện pháp, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bắt buộc để giảng viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng.

sinh tương đối ổn định, trung bình 04 người tham gia đào tạo mới hàng năm, đây là một trong những nỗ lực của cán bộ, giảng viên và ban lãnh đạo của Trường để nâng cao chất lượng giảng viên.

Bên cạnh đó với đặc điểm là Trường đào tạo của bộ ngành, trường thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng về chính trị, phổ biến pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ mục tiêu đào tạo của ngành Nông nghiệp. Do vậy hàng năm với yêu cầu về trình độ, chuyên môn với các giảng viên của trường nên số lượng cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo rất lớn, cụ thể là những khóa đào tạo về phổ biến pháp luật trường yêu cầu toàn bộ cán bộ, giảng viên phải tham gia ít nhất 1-2 khóa/ năm, với mỗi khóa số lượng cán bộ, giảng viên của trường tham gia từ 70-90 giảng viên.

Ngoài các khóa đào tạo trong nước, Trường cũng phối với các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ, giảng viên của trường, cụ thể năm 2013 trường đã mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo kỹ năng thuyết trình cho giảng viên. Số lượng cán bộ, giảng viên được cử đi đào tạo tập huấn tại nước ngoài là 33 lượt cán bộ, giảng viên trong 5 năm, đây là một tỷ lệ đào tạo khá cao so với cơ cấu cán bộ của Trường. Việc tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài là rất cần thiết với cán bộ, giảng viên của Trường, qua đó họ có thể học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến của các nước để từ đó thay đổi tư duy và nâng cao trình độ giảng dạy cũng như đem lại nhiều kiến thức cho học viên.

Kết quả nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên trong những năm qua được minh họa trong bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả đào tạo cán bộ, giảng viên

Đơn vị: Lượt Năm

Khóa đào tạo 2011 2012 2013 2014 2015

Đào tạo sau đại học 05 02 04 03 06

Lý luận chính trị cao cấp và trung cấp 02 02 04 01 0

Cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng và

Pháp luật của Nhà nước 85 156 89 86 127

Các khóa đào tạo tại nước ngoài 04 05 11 06 07

Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ 07 09 11 06 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn i (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)