Yếu tố về cơ chế chính sách của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 70 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.1.Yếu tố về cơ chế chính sách của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ

4.2.1.Yếu tố về cơ chế chính sách của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Ngoài các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp như chính sách quản lý KH&CN, chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao ngành nông nghiệp, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp... thì huyện Bình Giang chưa có chính sách cụ thể, riêng biệt nào cho riêng địa phương.

Huyện Bình Giang đã tích cực triển khai đưa các chính sách về chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vào đời sống của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong việc thực hiện chủ trương vẫn còn một số vấn đề:

Tổ chức bộ máy khuyến nông của Trạm khuyến nông cấp huyện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế phát triển. Nhân lực còn hạn chế, thiếu bộ phận đánh giá sau chuyển giao công nghệ.

Phân cấp cán bộ cơ sở cấp xã còn kiêm nghiệm nhiều mảng nông nghiệp, thủy sản, thú y... gặp khó khăn trong triển khai hoạt động chuyển giao nhất là các xã có địa bàn rộng.

Hộp 4.2. Sự quan tâm đến chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật

“...Trạm khuyến nông huyện có rất ít cán bộ, các cán bộ khuyến nông xã chủ yếu là lao động hợp đồng và kiêm nhiệm quả nhiều mảng nên sự quan tâm đến chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế. Đôi khi muốn gặp họ để trao đổi về một số vấn đề khó khăn trong sản xuất cũng khó gặp được…”

Nông dân xã Thái Dương, Bình Giang (2018) Đầu tư cho hoạt động chuyển giao công nghệ còn chưa tương xứng với nhu cầu, trang thiết bị máy móc còn thiếu. Mặt khác, hoạt động chuyển giao theo kênh chính thức còn phụ thuộc vào vốn ngân sách Nhà nước, thiếu khả năng tự bù đắp và huy động nguồn vốn đối ứng từ trong dân.

Chưa có một quy định cụ thể nào cho các doanh nghiệp tư nhân chuyển giao trên địa bàn huyện. Các chương trình khuyến nông hiện nay vẫn thực hiện chủ yếu theo cơ chế áp đặt. Hoạt động chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật còn mang tính hành chính, hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; chưa có môi trường lành mạnh cho sự tham gia bình đẳng của các yếu tố ngoài nhà nước vào chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.

Hộp 4.3. Cơ chế chính sách trong chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

“...Hiện nay chưa có quy định cụ thể cho các doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân. Công tác chuyển giao chủ yếu phụ thuộc vào các chương trình, dự án của tỉnh hoặc huyện, do đó còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật. Chúng tôi cần một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi để đưa các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới dễ dàng đến với người nông dân…”

Cán bộ chuyển giao công nghệ, Công ty Kubota Tây Đô (2018) Chính sách thu nhập và phúc lợi cho cán bộ chuyển giao trong sản xuất nông nghiệp chưa khuyến khích tạo động lực cho cán bộ chuyển giao và cán bộ khuyến nông.

Hộp 4.4. Cơ chế chính sách trong thu nhập và phúc lợi cho cán bộ khuyến nông cho cán bộ khuyến nông

“...Chúng tôi hiện nay đều là cán bộ hợp đồng của trạm khuyến nông huyện. Chúng tôi phải kiêm nhiệm rất nhiều mảng từ chăn nuôi, thú y, trồng trọt và quản lý trên toàn xã. Người dân cứ xảy ra vấn đề trong nông nghiệp là họ lại liên lạc với chúng tôi. Công việc thì nhiều mà thu nhập của chúng tôi rất hạn chế. Trạm khuyến nông, UBND huyện cũng chưa có các chính sách cải thiện thu nhập và phúc lợi cho các cán bộ như chúng tôi…”

Cán bộ khuyến nông xã, huyện Bình Giang (2018) Cán bộ khuyến nông tại các xã phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ từ trồng trọt, chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thủy sản. Các cán bộ gần như quá tải với nhiệm vụ được giao và không thể làm tốt được tất cả các nhiệm vụ. Tuy nhiên thu nhập của các cán bộ khuyến nông xã lại rất hạn chế và gần như không có chính sách phúc lợi dành cho các cán bộ khuyến nông tại cơ sở. Đối với khối lượng công việc như vậy mà không có chính sách phúc lợi dành cho cán bộ khuyến nông thì không tạo được động lực cho cán bộ làm việc. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyển giao nói chung và chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ. Huyện Bình Giang cần có các giải pháp và chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề này, tạo động lực thúc đẩy chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trên địa bàn huyện.

Bảng 4.11. Đánh giá của các hộ điều tra về tuyên truyền và quảng bá mở rộng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Nội dung QML QMTB QMN Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Rất phù hợp 13 76,47 13 38,24 5 17,24 Phù hợp 1 5,88 16 47,06 11 37,93 Bình thường 3 17,65 5 14,7 13 44,83 Tổng 17 100 34 100 29 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Kết quả điều tra 80 hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu về nội dung tuyên truyền và quảng bá mở rộng chuyển giao được chia làm 03 nhóm quy mô, quy mô lớn, quy mô trung bình, quy mô nhỏ, các nhóm có nhận xét về nội dung tuyên truyền và quảng bá mở rộng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ

như sau: Nhóm quy mô lớn, có 13 hộ, chiếm 76,47% đánh giá là nội dung tuyên truyền và quảng bá mở rộng chuyển giao mà ngành khuyến nông tuyên truyền là rất phù hợp, các hộ cho rằng nội dung tuyên truyền cơ quan khuyến nông và các đơn vị chuyển giao bám vào tình hình thực tế tại địa phương, nội dung bám sát vào tình hình sản xuất của các hộ, bám sát vào nhu cầu của các hộ lên được các hộ đánh giá rất cao; nhóm này có 1 hộ, chiếm 5,88% các hộ cho rằng nội dung phù hợp với tình hình thực tế, nội dung tuyên truyền ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin; nhóm này có 03 hộ, chiếm 17,65% cho rằng thông tin tuyên truyền bình thường và nhóm này không có hộ nào đánh giá là chưa phù hợp. Nhóm quy mô trung bình có 13 hộ đánh giá nội dung thông tin tuyên truyền rất phù hợp với tình hình thực tế, nội dung ngắn gọn dễ hiểu; nhóm này có 16 hộ, chiếm 47,06% cho rằng nội dung tuyên truyền mà cơ quan khuyến nông cũng như các đơn vị chuyển giao tuyên truyền phù hợp, đầy đủ nội dung, nội dung ngắn gọn dễ hiểu; nhóm này có 05 hộ, chiếm 14,7% cho rằng nội dung tuyên truyền mà ngành khuyến nông và các đơn vị chuyển giao là bình thường, chưa có gì sáng tạo, nhóm này không có hộ nào đánh giá là chưa phù hợp. Nhóm quy mô nhỏ, nhóm này có 05 hộ, chiếm 17,24% đánh giá về nội dung tuyên truyền là rất phù hợp, các hộ cho rằng nội dung tuyên truyền là phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với nhu cầu của các hộ sản xuất; nhóm này có 11 hộ, chiếm 37,93%, các hộ này cho rằng nội dung tuyên truyền sát với tình hình thực tế, nội dung tuyên truyền chủ yếu liên quan đến chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật; nhóm này có 13 hộ, chiếm 44,83% cho rằng nội dung tuyên truyền bình thường, nhóm này không có hộ nào đánh giá là chưa phù hợp.

Các hộ quy mô lớn được sự quan tâm, tuyên truyền của các đơn vị chuyển giao và là các hộ điển hình, có tầm ảnh hưởng trong phát triển sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nên đa số các hộ đều đánh giá ở mức rất tốt. Đối với các hộ có quy mô trung bình và nhỏ do không là các hộ tiêu biểu và đôi khi còn rụt rè trong việc tham gia áp dụng các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới nên chỉ đánh giá ở mức tốt. Nhìn chung, các hộ nông dân đều đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá mở rộng chuyển giao công nghệ ở mức tốt. Tuy nhiên cần có sự quan tâm hơn nữa đến các hộ có quy mô trung bình và nhỏ vì tuy không phải là các hộ đại diện tốt nhưng lại có số đông và là tác nhân không thể thiếu trong quảng bá mở rộng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 70 - 74)