Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất
4.1.3. Phương pháp chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản
xuất lúa
a. Đào tạo và tập huấn cho nông dân
Đào tạo tập huấn vẫn là phương pháp chính mà hệ thống chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật sử dụng để truyền bá thông tin nông nghiệp mới tới nông dân. Ngoài tập huấn về kỹ thuật, hướng dẫn thời vụ, còn có giới thiệu giống mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, giới thiệu về lợi ích khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giới thiệu các chính sách ưu đãi trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cho nông dân. Thông qua các lớp tập huấn, nông dân có thể hiểu được các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn, những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất góp phần giúp họ tự giải quyết được các vấn đề mà hộ gặp phải. Ngoài ra, có sự tương tác 2 chiều, trao đổi giữa giảng viên với nông dân, nông dân với nông dân, nhằm giải đáp các thắc mắc và trao đổi kinh nghiệm sản xuất mà nông dân quan tâm.
Bảng 4.3. Số lớp đào tạo tập huấn về chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ
Chỉ tiêu Số lớp Đơn vị tổ chức Số lượng người tham gia
Gieo mạ khay 8 Viện khoa học nông nghiệp Việt
Nam và Công ty Kubota Tây Đô 910 Cấy máy 6 Viện khoa học nông nghiệp Việt
Nam và Công ty Kubota Tây Đô 600
Thu hoạch 2 Công ty Kubota Tây Đô 200
Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Tuy nhiên qua điều tra cho thấy, số lớp tập huấn còn ít và số người được tham gia tập huấn còn hạn chế do thiếu kinh phí cho công tác tập huấn. Nhưng nhìn chung, phương pháp đào tạo tập huấn được hầu hết các đơn vị chuyển giao sử dụng vì tính thuận tiện, dễ thực hiện và phổ biến được cho nhiều hộ nông dân tham gia.
Sau khi tham gia các lớp tập huấn thì các hộ có đánh giá về các lớp tập huấn và được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đánh giá của các hộ dân về các lớp tập huấn Chỉ tiêu Phù Chỉ tiêu Phù hợp Cơ cấu (%) Ít phù hợp Cơ cấu (%) Chưa phù hợp Cơ cấu %
Nội dung tập huấn 30 37,5 50 62,5 0 0
Phương pháp tập huấn 26 32,5 54 67,5 0 0
Tài liệu tập huấn 55 68,75 22 27,5 3 3,75
Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua điều tra, các hộ đánh giá về các lớp tập huấn như sau: Về nội dung tập huấn có 30 hộ (chiếm 37,5%) cho rằng nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của hộ; ít phù hợp có 50 hộ (chiếm 62,5%) cho rằng nội dung tập huấn còn có nhiều nội dung chưa phù hợp, chưa đi vào vấn đề chính mà họ quan tâm và không có hộ nào đánh giá chưa phù hợp. Về phương pháp tập huấn có 26 hộ (chiếm 32,5%) cho rằng phương pháp tập huấn hợp lý, cán bộ năng động, quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức của các hộ; có 54 hộ (chiếm 67,5%) cho rằng phương pháp tập huấn ít đa dạng, áp đặt người học, chưa phát huy được sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân trong lớp tập huấn và không có hộ nào đánh giá chưa phù hợp. Về tài liệu tập huấn: có 55 hộ (chiếm 68,75%) các hộ cho rằng tài liệu tập huấn đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và tiếp thu.; có 22 hộ (chiếm 27,5%) số hộ cho rằng tài liệu còn chưa đủ kiến thức về cơ giới hóa đồng bộ, một số phần còn hơi khó hiểu, chưa có video hướng dẫn các cách thực hiện; có 3 hộ (chiếm 3,75%) số hộ cho rằng tài liệu tập huấn chưa phù hợp, khó hiểu đối với hộ.
b. Xây dựng mô hình trình diễn
Xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp chuyển giao công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp tới nông dân được sử dụng chủ yếu trong các chương trình dự án lớn tại huyện Bình Giang. Để công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp thực sự tới được nông dân và nông dân làm theo là cả một quá trình - quá trình chấp nhận đổi mới. Diễn biến tâm lý của người nông dân khi tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp mới như sau:
Nghe thấy nhìn thấy nhận thức thấy quan tâm đánh giá làm thử chấp nhận.
hiện trong mô hình để khẳng định tính phù hợp về công nghệ và điều kiện của hộ cũng như địa phương.
Bảng 4.5 là số mô hình được triển khai tại địa phương từ năm 2016 trong sản xuất lúa tới nay.
Bảng 4.5. Số mô hình được thực hiện từ năm 2016 – 2018
Chỉ tiêu Số mô hình tích(ha) Diện Số người tham gia Đơn vị thực hiện
Gieo mạ khay 7 105 450 Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam Cấy máy 7 105 450 Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam Thu hoạch 9 130 620 Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
và Công ty Kubota Tây Đô
Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Số mô hình được thực hiện tại địa phương tương đối nhiều với quy mô và số người tham gia khá lớn. Đa số các mô hình được Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai thông qua các chương trình, dự án. Viện khoa học Nông nghiệp đã triển khai 2 dự án trên địa bàn huyện Bình Giang: (1) Dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Bắc” và (2) Dự án “Xây dựng mô hình phổ biến các giống cây lương thực tốt của quốc gia và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp”.
Đánh giá của các hộ điều tra đã từng tham gia mô hình được thể hiện qua biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của người dân tham gia mô hình
Tổng số hộ điều tra có 30 hộ đã từng tham gia mô hình và các hộ đánh giá như sau: có 23 hộ chiếm gần 77% đánh giá mô hình tốt, được người dân đánh giá cao cả về kết quả và hiệu quả, năng suất lúa của các hộ trong mô hình đạt được đều cao hơn sản xuất đại trà áp dụng cơ giới hóa không đồng bộ; Có 7 hộ chiếm 23% đánh giá rằng mô hình bình thường và chưa quá nổi bật.
c. Tham quan học hỏi
Nông dân được trao đổi kinh nghiệm trực tiếp với các nông dân khác và học hỏi từ mô hình họ thăm quan nhiều kiến thức bổ ích. Qua bảng 4.7 cho thấy số lượt đi tham quan vẫn còn quá ít, số người được tham gia còn hạn chế, chưa thực sự phổ biến, lan tỏa đến nhiều người. Do đó, người dân chưa thấy được hiệu quả của sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nên vẫn ít người tham gia và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.
Bảng 4.6. Số lượt tham quan được thực hiện từ năm 2016 -2018
Chỉ tiêu tham quan Số lần đi Số người tham gia Ai tổ chức
Gieo mạ khay 3 150 Công ty Kubota Tây Đô và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cấy máy 3 150 Công ty Kubota Tây Đô và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Thu hoạch 2 400 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua khảo sát hộ nông dân, phương pháp tham quan còn một số tồn tại sau: mô hình tham quan lớn, có hay, có hiệu quả nhưng khó áp dụng, kinh phí tốn kém; cán bộ tổ chức tham quan chưa phổ biến rõ về mô hình tham quan và mục đích thăm quan, nông dân còn lúng túng và chưa có câu hỏi chuẩn bị để thắc mắc những vấn đề họ gặp phải.
Trong năm 2017, trạm khuyến nông kết hợp với UBND xã Tân Hồng và Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông cũng đã tổ chức đợt tham quan học hỏi mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại Kim Bảng, Hà Nam. Đây là hoạt động mang lại cho người dân những kiến thức thực tế để về áp dụng. Tuy nhiên, việc tham quan còn mang tính hình thức, chưa thực sự đẩy mạnh được sự tham gia và quan sát đúng nghĩa của nông dân.
Hộp 4.1. Tham quan mô hình tại Hà Nam
“...Năm nay được đi tham quan Hà Nam, tôi thích lắm. Các cụ nói rồi, đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chúng tôi rất ít khi được đi thăm quan các mô hình ở các địa phương khác, năm nay được đi tham quan làm tôi được mở rộng tầm mắt, mình vừa được đi đây đi đó lại vừa được học hỏi. Về áp dụng cho nhà mình... Có điều, giá như các bác cho chúng tôi tham quan và trao đổi học hỏi nhiều hơn nữa thì tốt biết mấy...”
Nông dân thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, Bình Giang (2018) Các hộ dân được đi tham quan rất thích thú với mô hình tại Hà Nam. Ngoài việc tham quan các hộ dân còn được trao đổi các kiến thức về canh tác lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để áp dụng vào thực tiễn sản xuất sau này. Sau khi tham quan các hộ đều nhận thấy việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất đem lại hiệu quả rõ rệt. Các hộ dân chưa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cam kết sẽ áp dụng trong vụ tới.