Đánh giá của các hộ điều tra về khuyến nông viên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 76 - 78)

Đánh giá khuyến nông viên cơ sở

QML QMTB QMN Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Tốt 6 35,29 12 35,29 3 10,35 Rất tốt 7 41,18 1 2,94 2 6,90 Chưa tốt 4 23,53 21 61,77 24 82,75 Tổng 17 100 34 100 29 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra 80 hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu, các hộ có đánh giá về các cán bộ khuyến nông viên cơ sở như sau: Nhóm quy mô lớn có 06 hộ chiếm 35,29% đánh giá tốt, có 07 hộ chiếm 41,18% đánh giá rất tốt, cán bộ khuyến nông cơ sở bám sát khu vực, hỗ trợ chuyển giao và thường xuyên chia sẻ kiến thức sản xuất với người nông dân; nhóm này có 4 hộ chiếm 23,53% đánh giá cán bộ khuyến nông chưa tốt, chưa sát sao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn của các hộ. Nhóm quy mô trung bình có 12 hộ chiếm 35,29% đánh giá tốt, 01 hộ chiếm 2,94% đánh giá rất tốt, cán bộ khuyến nông nhiệt tình, thường xuyên giúp đỡ các hộ trong hoạt động chuyển giao và sản xuất nông nghiệp; nhóm này có 21 hộ chiếm 61,77% đánh giá cán bộ khuyến nông cơ sở kiêm nhiệm quá nhiều, ít sát sao trong hoạt động chuyển giao và tư vấn, chia sẻ kiến thức với hộ trong quá trình sản xuất. Nhóm quy mô nhỏ có 03 hộ chiếm 10,35% đánh giá tốt, 02 hộ chiếm 6,9% đánh giá cán bộ khuyến nông cơ sở tốt, nhiệt tình, sát sao với công tác chuyển giao; nhóm này có 24 hộ chiếm 82,75% cho rằng cán bộ khuyến nông cơ sở thờ ơ trong công tác chuyển giao, năng lực và trình độ chuyên môn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương.

Đánh giá chung về năng lực của cán bộ khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu, đa số các hộ được điều tra đều cho rằng năng lực của cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở còn chưa tốt, chưa sát sao và sáng tạo trong công tác chuyển giao cũng như hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Một là, lực lượng khuyến nông huyện và khuyến nông viên cơ sở còn quá mỏng. Tuy dàn trải đều ở mỗi xã, thị trấn nhưng lực lượng khuyến nông còn quá mỏng, đặc biệt là những xã có địa bàn rộng lớn.

Hai là, trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông còn chưa cao, đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở. Khuyến nông viên cơ sở chủ yếu là người địa phương, hiểu biết rõ về địa phương, tuy nhiên các cán bộ lại có trình độ thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật của địa phương.

Ba là, nhiều cán bộ còn kiêm nhiệm công việc quá nhiều dẫn đến không thể sát sao trong công tác khuyến nông. Một khuyến nông viên cơ sở phải đảm nhận tất cả các mảng trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản. Hơn nữa với lực lượng khuyến nông viên mỏng càng gây khó khăn cho công tác chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.

4.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang bộ” trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang

Phương pháp sử dụng: Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tham quan và tổ chức hội nghị hội thảo. Đây đều là những phương pháp được sử dụng phổ biến và khá hiệu quả trong chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.

Việc sử dụng các phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ dân đã thấy được hiệu quả mà công nghệ đem lại, dần thay đổi tập quán canh tác truyền thống để áp dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa.

Hộp 4.5. Tham gia xây dựng mô hình trình diễn

“...Được chính quyền và hợp tác xã vận động, chúng tôi quyết định tham gia xây dựng mô hình trình diễn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Qua quá trình tham gia, ngoài việc được nhà nước hỗ trợ thì chúng tôi thấy được việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ mang lại rất nhiều hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Năng suất lúa tăng, giảm được rất nhiều công lao động và chi phí vật tư. Chúng tôi chắc chắn sẽ áp dụng các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật này trong các vụ tiếp theo…”

Nông dân xã Tân Hồng, Bình Giang (2018) Các hộ dân tham gia mô hình trình diễn đều cảm thấy việc áp dụng công nghệ mới đem lại hiệu quả rõ rệt. Việc giảm được chi phí về vật tư và công lao

động là mấu chốt thuyết phục các hộ dân về tính hiệu quả khi áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa. Hơn nữa với việc đã dồn điền đổi thửa thành công thì việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa là rất hợp lý. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ và tiến bộ kỹ thuật đi kèm, đồng thời cũng được tham quan học hỏi kinh nghiệm từ một số địa phương lân cận có áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Sau khi nhận thấy được hiệu quả từ việc áp dụng công nghệ mới thì tỷ lệ các hộ dận tiếp tục áp dụng công nghệ trong các vụ tiếp theo tăng lên rõ rệt.

Các cán bộ chuyển giao của Trung tâm phối hợp với Ban chỉ đạo mô hình đã tiến hành cấp vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV) cho các hộ sản xuất theo quy định của nhà nước (100% giống, 30% vật tư) tại xã Tân Hồng, địa điểm triển khai xây dựng mô hình trình diễn cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 76 - 78)