Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những số liệu có sẵn, những số liệu đã được công bố, thu thập thông tin sơ cấp qua sách, báo, internet, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện trong thời gian từ 2016 - 2018...

TT Thông tin cần thu thập Địa điểm thu thập thông tin

PP thu thập thông tin

1

Số liệu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa. Sách tham khảo, sách chuyên ngành, Internet, báo. Tra cứu, chọn lọc thông tin. 2

Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành tựu đạt được trong những năm qua.

Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của UBND, Phòng Nông nghiệp

huyện Bình Giang.

Phỏng vấn sâu bán cấu

trúc Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện ủy, UBND huyện Bình Giang, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Giang, Trạm khuyến nông huyện Bình Giang, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu này nhằm góp phần làm rõ hơn thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp PRA

Sử dụng để tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.

+ Phương pháp thảo luận nhóm

Điều tra phỏng vấn không chính thức (các hộ gia đình tham gia vào việc công tác dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa, các hộ trồng lúa...) nhằm thu thập thêm các thông tin về chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ có ảnh hưởng như thế nào và nhìn nhận tình hình thực tế phát triển nông nghiệp ở địa phương tác động đến đời sống của người dân ra sao.

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các

chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

1. Cán bộ + Cán bộ cấp tỉnh 01 người (Lãnh đạo Sở NN & PTNT tỉnh Hải Dương)

Thông tin liên quan đến chính sách chuyển giao “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Phỏng vấn sâu + Cán bộ lãnh đạo đơn vị chuyển giao 01 người( Lãnh đạo Viện khoa học nông nghiệp

Việt Nam) 01 người (Lãnh

đạo công ty Kubota Tây Đô)

Thông tin liên quan đến phương thức chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa Phỏng vấn sâu + Cán bộ cấp huyện, xã 05 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các ban ngành có liên quan) Những nhận định về tính khả thi của việc chuyển giao “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Phỏng vấn sâu

2. Nông dân

80 hộ dân sản xuất lúa (theo quy mô sản xuất)

Tìm hiểu tính khả thi trong thực hiện và những hỗ trợ từ việc chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Chọn ngẫu nhiên phân tầng các hộ có quy mô sản xuất

và mức độ cơ giới hóa khác nhau. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng

hỏi đã thiết kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)