Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

2.1. Cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản

2.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

bộ” trong sản xuất lúa

2.1.5.1. Yếu tố cơ chế, chính sách của chính phủ

Chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp và nông thôn có ảnh hưởng lớn đến hình thành hệ thống, phương thức và kết quả, hiệu quả chuyển giao công nghệ. Xu hướng chung là chính sách cho chuyển giao công nghệ nhằm phát huy cao độ vai trò của các thành phần kinh tế, nội lực của cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ hợp lý ở bên ngoài cộng đồng.

Hiện nay, chính phủ đã có rất nhiều chính sách để khuyến khích và đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp nói chung và cơ giới hoá trong sản xuất lúa nói riêng. Điển hình như: Quyết định 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08 tháng 09 năm 2015 về phê duyệt đề án đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Quyết định 4485/QĐ-BNN-CB ngày 02 tháng 11 năm 2015 về ban hành kế hoạch hành động thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Chính sách của chính phủ luôn coi cơ giới hóa nông nghiệp là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Cơ giới hóa nông nghiệp phải được tiến hành đồng bộ (về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư) phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của từng vùng; trước hết là các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, các khâu sản xuất nặng nhọc, các khâu tổn thất sau thu hoạch lớn. Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, phát huy vai trò của các doanh nghiệp làm nòng cốt, liên kết, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chế tạo trong nước một cách thiết thực, hiệu quả. Kết hợp nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Phát huy nội lực của toàn xã hội trong đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

2.1.5.2. Năng lực của hệ thống khuyến nông địa phương

Năng lực khuyến nông bao gồm mức độ phù hợp với điều kiện chính trị và xã hội của hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở, năng lực của cán bộ khuyến nông, phương pháp khuyến nông, khả năng về tài chính và sự kết hợp của các cơ quan liên quan trong chuyển giao công nghệ. Hệ thống khuyến nông càng được tổ chức phù hợp với tập quán văn hoá của cộng đồng thì hiệu quả càng cao.

Hiện nay, hệ thống khuyến nông tại các địa phương đã được tổ chức khá rõ ràng. Tuy nhiên, năng lực của hệ thống này tại các địa phương cũng hoàn toàn khác nhau. Kiến thức và sự hiểu biết của cán bộ khuyến nông về công nghệ mà họ chuyển giao cho nông dân, khả năng am hiểu nông dân, khả năng phân tích vấn đề và cùng nông dân xây dựng giải pháp, sự vận dụng có hiệu quả các phương pháp khuyến nông và khả năng vận động nông dân quyết định rất lớn đến sự thành công của chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

2.1.5.3. Công tác lập kế hoạch chuyển giao công nghệ

Kế hoạch khuyến nông bao gồm việc xác định đúng nhu cầu của nông dân cần giải quyết, xác định được các giải pháp phù hợp với người dân, tổ chức tốt nguồn lực để thực hiện, đánh giá, rà soát và hoàn thiện quy trình công nghệ và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công tác chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa. Xu hướng chung là các nước đang phát triển, áp dụng phương pháp kế hoạch khuyến nông có sự tham gia của người dân vào trong các hoạt động chuyển giao.

Với việc chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” cán bộ khuyến nông phải xác định được chính xác hiện trạng cơ giới hoá đến khâu nào, đã đồng bộ chưa, từ đó xác định ra nhu cầu cần thiết nhất của nông dân từ đó đề ra các giải pháp để triển khai chuyển giao công nghệ. Sau đó xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức nguồn lực để thực hiện từng bước kế hoạch dựa theo nguồn lực hiện có. Hơn nữa khi xây dựng kế hoạch thì cần có sự tham gia của nông dân để thu thập ý kiến, hoàn thiện các bước trong kế hoạch, như vậy khi triển khai thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

2.1.5.4. Bản chất của công nghệ được chuyển giao tới nông dân

Công nghệ giúp nông dân giải quyết được khó khăn của nông dân, phù hợp với khả năng đầu tư, nhu cầu của nông dân, thị trường, trình độ sử dụng thì công tác chuyển giao sẽ dễ dàng hơn. Nhận biết được khó khăn trong sản xuất lúa là mất rất nhiều chi phí cho lao động nên việc chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” vào sản xuất là rất cần thiết. Mặc dù đầu tư ban đầu rất lớn và sử dụng không dễ dàng nhưng hiệu quả đem lại cho người dân là rất đáng kể, vừa tiết kiệm được chi phí lao động, vừa giải phóng được nguồn lao động nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp và dịch vụ, nâng cao năng suất, chất lượng, sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) trong sản xuất lúa.

2.1.5.5. Yếu tố về nông dân

Các nhân tố này bao gồm vốn đầu tư, kỹ năng và kiến thức của nông dân, hình thức tổ chức sản xuất (quy mô lớn hay nhỏ), trình độ văn hoá, giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm và sự tiếp xúc xã hội. Vốn đầu tư, hình thức tổ chức sản xuất thể hiện nguồn lực vật chất của nông dân để tiếp nhận công nghệ đươc chuyển giao. Kỹ năng, kiến thức, trình độ văn hoá, giới tính, kinh nghiệm,... thể hiện cho

khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ được chuyển giao. Tuy các yếu tố này khi đứng riêng lẻ thì ít có ảnh hưởng đến công tác chuyển giao công nghệ nhưng nếu có nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau sẽ gây ra hiệu ứng (tích cực hoặc tiêu cực) cho công tác chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)