Bản chất của công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” tác động đến kết quả sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 82 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ

4.2.4. Bản chất của công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” tác động đến kết quả sản

sản xuất lúa của huyện Bình Giang

Bản chất của công nghệ cơ giới hóa đồng bộ là đưa cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật đi kèm vào sản xuất với quy mô lớn, đem lại rất nhiều lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho người nông dân. Kết quả của công nghệ cơ giới hóa đồng bộ tác động đến sản xuất lúa được thể hiện qua bảng 4.17.

67

Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế so sánh giữa mô hình với sản xuất đại trà (tính cho 1 ha)

ĐVT: nghìn đồng

TT Nội dung ĐVT Mô hình CGH đồng bộ

Mô hình CGH không đồng bộ

SL Đơn giá TT SL Đơn giá TT

A TỔNG CHI 28.935 31.883 I Vật tư 10.100 8.616 1.1 Giống Kg 60 30 1.800 60 20 1.200 1.2 Phân bón Ha 6.800 5.200 Đạm Urê Ha 280 10 2.800 200 10 2.000 Lân Super Ha 550 4 2.200 500 4 2.000 KCl Ha 150 12 1.800 100 12 1.200 1.3 Thuốc BVTV Ha 1 1.500 1.500 1 2.216 2.216 II Chi phí lao động 18.835 23.267 2.1 Làm đất Ha 1 3.600 3.600 1 3.600 3.600 2.2 Chi phí làm mạ, cấy Ha 6.371 7.756

a Chi phí làm mạ khay, máy cấy Ha 1 6.371 6.371

b Cấy bình thường 7.756

- Công làm mạ đ - 1.385

- Công nhổ mạ, cấy Công 27,7 230 6.371

68

2.3 Chăm sóc Công 27,7 200 5.540 27,7 180 4.986

2.4 Thu hoạch 3.324 6.925

a Gặt, tuốt máy liên hợp Ha 1 3.324 3.324

b Gặt tay, tuốt máy 6.925

- Công gặt Công 27,7 200 5.540

- Công tuốt Ha 1 2.216 1.385

B TỔNG THU 48.825 42.000

Năng suất Tạ/ha 65,1 750 48.825 56 750 42.000

C ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1 Lãi thuần (A-B) (đ/ha) 19.890 10.117

2 So sánh lãi thuần giữa MH CGH đồng bộ và CGH không đồng bộ

(đ/ha) 9.773 -

3 So sánh lãi thuần giữa MH CGH đồng bộ và CGH không đồng bộ

(%) 97

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.17 cho thấy, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất đã giảm được rất nhiều chi phí sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Về kinh tế, việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ và tiến bộ kỹ thuật đi kèm đã làm giảm chi phí giống và thuốc BVTV (giống giảm 600.000đ/ha, thuốc BVTV giảm 716.000đ/ha), giảm được rất nhiều chi phí và công lao động so với sản xuất đại trà áp dụng phương thức canh tác truyền thống (giảm 4.432.000đ/ha). Lãi thuần của việc áp dụng công nghệ vào sản xuất chênh lệch lớn so với sản xuất theo phương thức truyền thống do giảm được rất nhiều chi phí đầu vào và chi phí lao động, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với sản xuất đại trà. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí cho sản xuất thì mô hình cơ giới hóa đồng bộ đã cho lãi thuần đạt 19.890.000 đ/ha, vượt so với mô hình cơ giới hóa không đồng độ là 9.773.000 đ/ha (tương đương 97%). Việc sử dụng ít thuốc BVTV hơn giúp giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm lúa gạo. Ngoài ra, việc thành lập tổ dịch vụ khuyến công để tiếp nhận chuyển giao máy móc và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã tạo thêm việc làm cho các thành viên tham gia tổ khuyến công và một số người dân địa phương.

Hộp 4.8. Đánh giá của các hộ dân về năng suất và chất lượng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ

“...Nhờ việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ mà năng suất lúa cao hơn so với sản xuất đại trà với phương thức canh tác truyền thống là cấy tay. Tôi đã sản xuất lúa nhiều năm nay và thấy từ khi áp dụng công nghệ vào sản xuất đem lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Do cấy bằng máy nên mật độ cây lúa thưa hơn so với cấy tay, lúa tận dụng được ánh sáng và sinh trưởng, phát triển khỏe hơn so với cấy tay. Hơn nữa chất lượng lúa sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ cao hơn hẳn so với canh tác truyền thống…”

Nông dân xã Long Xuyên, Bình Giang (2018) Qua đánh giá của các hộ điều tra cho thấy, ngoài việc giảm chi phí về lao động, vật tư thì năng suất và chất lượng lúa sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ cao hơn hẳn so với canh tác truyền thống. Nhờ việc tận dụng được hiệu ứng hàng biên nên cây lúa phát triển khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt nên người dân ít phải phun thuốc trừ sâu, năng suất lúa đảm bảo. Ngoài ra do việc ít phun thuốc trừ sâu nên chất lượng lúa gạo rất tốt và được đánh giá cao hơn so với lúa canh tác truyền thống.

Hộp 4.9. Đánh giá của các hộ dân về giá bán của lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cơ giới hóa đồng bộ

“...Từ khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, giá bán thóc lúa của gia đình tôi cao hơn hẳn trước kia. Các nhà buôn, thương lái rất thích mua thóc lúa sản xuất theo hướng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Tôi tò mò hỏi họ thì họ trả lời là lúa này bông to hơn, số hạt chắc nhiều hơn và ít bị hao hụt. Các thương lái đến và trả giá tốt đối với lúa sản xuất áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, các hộ có bao nhiêu là họ mua hết, nông dân chúng tôi mừng lắm…”

Nông dân xã Vĩnh Hồng, Bình Giang (2018) Qua phỏng vấn các hộ nông dân về giá bán thóc lúa thì họ trả lời rằng đối với lúa sản xuất áp dụng cơ giới hóa đồng bộ có giá bán cao hơn so với lúa canh tác theo phương thức truyền thống. Giá bán thóc sản xuất áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cao hơn từ 1000 – 1500đ/kg thóc so với thóc canh tác truyền thống và các thương lái đều thích mua thóc được sản xuất theo hướng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Nguyên nhân là do lúa được sản xuất áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sinh trưởng và phát triển tốt, bông to hơn, số hạt chắc cao hơn, chống đổ tốt nên thu hoạch ít bị hao hụt hơn. Các hộ dân sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ có đầu ra sản phẩm ổn định hơn so với các hộ canh tác truyền thống và áp dụng cơ giới hóa không đồng bộ. Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đã được người dân thấy rõ, nhiều hộ cam kết sẽ tiếp tục áp dụng và mở rộng thêm quy mô sản xuất lúa của gia đình.

4.2.5. Yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của người dân trồng lúa tại huyện Bình Giang

Qua điều tra 80 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, trình độ nhận thức của người nông dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định tiếp nhận và sử dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Kết quả điều tra trình độ của người dân trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.18.

Qua bảng 4.18 cho thấy, trình độ của người dân được chia làm 3 nhóm: nhóm có trình độ lần lượt là cao, khá và thấp. Nhóm có trình độ văn hóa cao có 17 hộ chiếm 21,25%, nhóm này có 10 hộ tham gia hoạt động chuyển giao chiếm 58,82%. Nhóm này có số hộ tham gia chuyển giao khá lớn và có độ tuổi trung bình khá trẻ là 37,8 tuổi. Nhóm có trình độ văn hóa khá có 44 hộ chiếm 55%,

nhóm này có 14 hộ tham gia hoạt động chuyển giao chiếm 31,82%, độ tuổi trung bình là 44,3 tuổi. Nhóm có trình độ văn hóa thấp có 19 hộ chiếm 23,75%, nhóm này chỉ có 7 hộ tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ chiếm 36,84%, độ tuổi trung bình khá cao là 58,4 tuổi.

Bảng 4.18. Các yếu tố về đặc điểm cơ bản của người dân trồng lúa

ĐVT: người

Tham gia áp dụng cơ

giới hóa

Trình độ văn hóa Độ tuổi Đầu tư sử dụng công nghệ Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp Không Tham gia 10 14 7 37,8 44,3 58,4 8 - Không tham gia 7 30 12 - 72 Tổng 17 44 19 37,8 44,3 58,4 8 72

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Từ kết quả điều tra cho thấy, chỉ có nhóm có trình độ văn hóa cao là có tỉ lệ số hộ tham gia vào hoạt động chuyển giao lớn và độ tuổi trung bình trẻ, là các hộ có nhận thức cao và sẵn sang tham gia vào các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất. Nhóm có trình độ văn hóa khá và thấp đều có tỉ lệ hộ tham gia hoạt động chuyển giao khá thấp và có độ tuổi cao. Các hộ này đều là những hộ có người tham gia sản xuất nông nghiệp là người lớn tuổi, trình độ văn hóa không cao và không thích thay đổi tập quán canh tác truyền thống. Do vậy, các hộ này không sẵn sàng tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ và nghi ngờ về tính hiệu quả mà công nghệ đem lại cho họ.

Tiềm lực tài chính của hộ cũng là yếu tố tác động đến việc quyết định sử dụng công nghệ được chuyển giao. Kết quả điều tra các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.18.

Qua điều tra cho thấy, tỉ lệ các hộ đầu tư để dùng công nghệ cơ giới hóa còn thấp, chỉ chiếm tỉ lệ 10%. Các hộ đầu tư vốn đều là các hộ có tiềm lực tài chính khá tốt, có trình độ nhận thức cao và sẵn sàng đầu tư máy móc thiết bị, tiếp nhận và sử dụng các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao. Ngoài ra,

các hộ đầu tư vốn vào sử dụng công nghệ đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất của hộ. Nhiều hộ đã mạnh dạn thuê thêm đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất. Một số hộ tham gia vào tổ dịch vụ khuyến công đã thuê thêm đất để sản xuất giống, cung cấp đầu vào cho tổ dịch vụ khuyến công cho vụ sản xuất sau, góp phần hoàn thiện quá trình sản xuất của tổ dịch vụ.

Nguồn vốn của các hộ đầu tư máy móc chủ yếu từ vốn vay ngân hàng, vay người thân họ hàng và một phần vốn tự có của các hộ. Tuy nhiên vốn đầu tư phần lớn đến từ việc thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng đầu tư mua máy để phục vụ sản xuất. Huyện Bình Giang chưa có chính sách hỗ trợ vay vốn cụ thể cho việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

Ngoài các yếu tố trên thì còn có một số các yếu tố về kinh tế và xã hội khác ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ vào sản xuất của các hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả điều tra các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết định áp dụng công nghệ vào trong sản xuất được thể hiện qua bảng 4.19.

Bảng 4.19. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết định áp dụng công nghệ vào trong sản xuất

Các yếu tố Nhóm hộ áp dụng công nghệ mới Nhóm hộ không áp dụng công nghệ mới Tổng Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Lao động trong gia đình 27 90 45 90 72 90 Thu nhập của hộ 25 83,33 47 94 73 91,25

Vốn đầu tư cho

sản xuất 23 76,67 36 72 59 73,75

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra cho thấy, các hộ điều tra được chia thành 2 nhóm là nhóm áp dụng công nghệ và nhóm không áp dụng công nghệ. Đối với nhóm áp dụng công nghệ mới có đến 27 hộ chiếm tỉ lệ đến 90% các hộ cho rằng số lao động trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới được chuyển giao vào

sản xuất. Các hộ này có số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ít, do đó hộ luôn trong tình trạng thiếu công lao động. Việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất giúp giải phóng được lực lượng lao động của gia đình nên họ quyết định lựa chọn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nhóm hộ không áp dụng công nghệ có 45 hộ chiếm tỉ lệ 90% các hộ cho rằng số lao động trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định không áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Các hộ thuộc nhóm này cho rằng lực lượng lao động của hộ dồi dào, do đó họ không quyết định áp dụng công nghệ mới vào sản xuất mà vẫn sử dụng phương thức canh tác truyền thống.

Về yếu tố thu nhập của hộ, nhóm áp dụng công nghệ có 25 hộ chiếm 83,33% cho rằng thu nhập của hộ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn và sử dụng công nghệ mới. Các hộ này có nhiều nguồn thu nhập và chủ yếu sản xuất nông nghiệp làm hàng hóa và bán đi để góp phần gia tăng thu nhập của hộ, do vậy họ rất chú trọng đến việc đưa các công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả. Hơn nữa với việc không có nhiều lao động nông nghiệp càng làm hộ quyết định lựa chọn công nghệ mới để đưa vào sản xuất. Nhóm không áp dụng công nghệ có 47 hộ chiếm 94% cho rằng thu nhập của hộ ảnh hưởng đến việc họ không áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nhóm hộ này cũng có nguồn thu nhập đa dạng, tuy nhiên với việc dư thừa lao động và sản xuất lúa với mục đích tiêu dùng nên họ quyết định không sử dụng công nghệ mới.

Về vốn đầu tư cho sản xuất, nhóm áp dụng công nghệ có 23 hộ chiếm 76,67% cho rằng có ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới của hộ. Các hộ này có tiềm lực tài chính tương đối khá và đầu tư nhiều hơn cho sản xuất nông nghiệp nên họ quyết định áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nhóm không áp dụng công nghệ có 36 hộ chiếm 72% cho rằng có ảnh hưởng, các hộ này đầu tư vào sản xuất lúa theo phương thức canh tác truyền thống chủ yếu lấy công làm lãi và không muốn đầu tư nhiều cho sản xuất nông nghiệp.

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định áp dụng công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên qua điều tra có một số yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định áp dụng công nghệ của các hộ. Kết quả điều tra các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc ra quyết định áp dụng công nghệ mới vào sản xuất được thể hiện qua bảng 4.20.

Bảng 4.20. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết định áp dụng công nghệ vào trong sản xuất

Các yếu tố Nhóm hộ áp dụng công nghệ mới Nhóm hộ không áp dụng công nghệ mới Tổng Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Số hộ trả lời có ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Thị trường tiêu thụ 22 73,33 31 62 53 66,25 Dịch vụ khuyến nông 29 96,67 35 70 64 80

Thông tin thị trường 6 20 2 4 8 10

Cơ sở hạ tầng 25 83,33 39 78 64 80

Các tổ chức địa

phương 22 73,33 41 82 63 78,75

Trình độ học vấn 27 90 49 98 76 95

Quy mô sản xuất 30 100 50 100 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, các hộ được chia làm 2 nhóm là áp dụng và không áp dụng công nghệ mới. Về yếu tố thị trường tiêu thụ, nhóm áp dụng công nghệ có 22 hộ chiếm 73,33% cho rằng thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến họ, các hộ này đầu tư sản xuất để kinh doanh, thu lợi nhuận từ sản xuất nên thị trường tiêu thụ có yếu tố then chốt đối với hộ. Nếu thị trường tiêu thụ tốt hộ có thể đầu tư lớn hơn để mở rộng quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)