Cách thức tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.3.Cách thức tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ

4.2.3.Cách thức tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng

bộ” trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang

Phương pháp sử dụng: Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tham quan và tổ chức hội nghị hội thảo. Đây đều là những phương pháp được sử dụng phổ biến và khá hiệu quả trong chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.

Việc sử dụng các phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ dân đã thấy được hiệu quả mà công nghệ đem lại, dần thay đổi tập quán canh tác truyền thống để áp dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa.

Hộp 4.5. Tham gia xây dựng mô hình trình diễn

“...Được chính quyền và hợp tác xã vận động, chúng tôi quyết định tham gia xây dựng mô hình trình diễn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Qua quá trình tham gia, ngoài việc được nhà nước hỗ trợ thì chúng tôi thấy được việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ mang lại rất nhiều hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Năng suất lúa tăng, giảm được rất nhiều công lao động và chi phí vật tư. Chúng tôi chắc chắn sẽ áp dụng các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật này trong các vụ tiếp theo…”

Nông dân xã Tân Hồng, Bình Giang (2018) Các hộ dân tham gia mô hình trình diễn đều cảm thấy việc áp dụng công nghệ mới đem lại hiệu quả rõ rệt. Việc giảm được chi phí về vật tư và công lao

động là mấu chốt thuyết phục các hộ dân về tính hiệu quả khi áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa. Hơn nữa với việc đã dồn điền đổi thửa thành công thì việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa là rất hợp lý. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ và tiến bộ kỹ thuật đi kèm, đồng thời cũng được tham quan học hỏi kinh nghiệm từ một số địa phương lân cận có áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Sau khi nhận thấy được hiệu quả từ việc áp dụng công nghệ mới thì tỷ lệ các hộ dận tiếp tục áp dụng công nghệ trong các vụ tiếp theo tăng lên rõ rệt.

Các cán bộ chuyển giao của Trung tâm phối hợp với Ban chỉ đạo mô hình đã tiến hành cấp vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV) cho các hộ sản xuất theo quy định của nhà nước (100% giống, 30% vật tư) tại xã Tân Hồng, địa điểm triển khai xây dựng mô hình trình diễn cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Cụ thể như sau:

Bảng 4.15. Các loại giống và vật tư đã hỗ trợ và người dân đối ứng (quy mô 45ha) (quy mô 45ha)

TT Tên giống, thiết bị, vật tư ĐVT

Tổng số nhà nước hỗ trợ (lượng cấp phát) Người dân đóng góp Số lượng Giá trị (1000đ) Số lượng Giá trị (1000đ) 1 Giống Kg 2.700 81.000 0 0 2 Đạm Ure Kg 3.780 37.800 8.820 88.200 3 Lân Supe Kg 7.425 29.700 17.325 69.300 4 Kaliclorua Kg 2.025 24.300 4.725 56.700 5 Thuốc trừ cỏ Đồng 4.050 4.050 9.450 9.450 6 Thuốc BVTV Đồng 16.200 16.200 37.800 37.800 7 Máy gieo hạt SR-K800VN (tự động) cho máy cấy Kubota

(65.000.000đ/máy)

Máy

1 32.500 1 32.500 8 Khay đựng mạ thảm cho máy Kubota Cái 2.500 30.000 2.500 30.000 9 Máy phun thuốc Husqvarna 325S25 (8.000.000đ/máy) Máy 3 12.000 3 12.000

Tổng cộng 267.550 335.950

Quá trình cấp phát vật tư và nguồn đối ứng của người dân có sự giám sát của các bên: đơn vị triển khai, UBND xã Tân Hồng, Ban chủ nhiệm HTX, tổ dịch vụ khuyến công xã và các hộ nông dân tham gia mô hình. Mô hình chuyển giao đã đem lại hiệu quả cao cho các hộ tham gia và có tính thuyết phục để địa phương và các hộ nông dân khác tiếp tục mở rộng quy mô ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật trong các vụ tiếp theo.

Để triển khai mô hình và thực hiện nội dung khuyến công của dự án đảm bảo cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, Trung tâm Chuyển giao đã phối hợp với UBND xã Tân Hồng, HTX DVNN Tân phong và HTX SXDVNN Mộ Trạch thành lập Tổ dịch vụ khuyến công xã Tân Hồng do Chủ tịch UBND xã ký quyết định. Ngay sau khi được thành lập Tổ dịch vụ Khuyến công xã Tân Hồng đã được UBND xã Tân Hồng tạo điều kiện và giao cho một phần diện tích mặt bằng trong khoảng thời gian lâu dài từ 10-15 năm để có phần diện tích lán trại sản xuất mạ khay và để các máy móc, dụng cụ thiết bị phục vụ cho mô hình cơ giới hóa lúa của dự án cũng như phục vụ mục tiêu phát triển mở rộng diện tích lúa áp dụng cơ giới hóa của địa phương.

Tổ dịch vụ Khuyến công xã có trách nhiệm như sau:

- Phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, UBND xã Tân Hồng để tổ chức thực hiện.

- Tiếp nhận hệ thống máy móc thiết bị của nội dung khuyến công do dự án hỗ trợ.

- Cơ chế: Nhà nước hỗ trợ 50%, tổ dịch vụ đối ứng 50% kinh phí mua máy móc, thiết bị nông nghiệp.

- Huy động các loại máy móc sẵn có tại địa phương phục vụ cho các khâu trong sản xuất lúa thuộc dự án nhằm đảm bảo cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

- Tổ dịch vụ khuyến công xã Tân Hồng có trách nhiệm đóng góp đầy đủ phần kinh phí đối ứng theo định mức đã quy định.

- Các chi phí dịch vụ sẽ do các thành viên trong Tổ dịch vụ khuyến công tham gia dự án đóng góp chi trả.

Đánh giá kết quả đạt được

Bảng 4.16. Đánh giá những chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của mô hình

Chỉ tiêu Đơn vị tính Theo yêu cầu hợp đồng Thực tế đạt được Ghi chú Qui mô Ha 45 45 Đạt 100% Số hộ tham gia Hộ 190 295 Đạt 100%

Số điểm trình diễn Điểm 1-2 2 Đạt 100%

Thời gian triển khai Tháng 1-6 Tháng 1-6 Đạt 100%

Giống BT7 Kg 2.700 2.700 Đạt 100% Vật tư - Đạm - Lân - Ka li - Thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV Kg 3.780 3.780 Đạt 100% Kg 7.425 7.425 Kg 2.025 2.025 1000 đ 20.250 20.250 Má y mó c, thiế t bị Máy gieo hạt SR- K800VN( tự động) cho máy cấy Kubota (65.000.000đ/máy)

Máy 1 1 Đạt 100%

Khay đựng mạ thảm cho máy Kubota(250 cái/ha,

24.000đ/cái) Cái 2.500 2.500 Đạt 100%

Máy phun thuốc Husqvarna 325S25

(8.000.000đ/máy) Máy 3 3 Đạt 100%

Tập huấn KT: - Số lần 2 2 Đạt 100%

- Số người 190 190

Tham quan - Số ngày 1 1 Đạt 100%

- Số người 200 213 Tổng kết: - Số ngày 1 1 Đạt 100% - Số người 80 99

Đào tạo, tập huấn:

- Số lớp 2 2

Đạt 100%

- Số ngày 8 8

- Số người 60 60

*Các chỉ tiêu khác:

Hiệu quả kinh tế % ≥ 20% so

với đại trà 89,0 Đạt Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Các kết quả đạt được của mô hình đều đạt so với các tiêu chí đề ra ban đầu. Các hộ dân tham gia mô hình đều đã nhận thấy được lợi ích to lớn do việc

áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa đem lại. Một số hộ sau khi nhận thấy được hiệu quả của áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đã mạnh dạn đề nghị thuê thêm đất và đầu tư máy móc thiết bị để tham gia vào tổ dịch vụ, đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ và nhân rộng hiệu quả của mô hình cũng như tổ dịch vụ.

Cơ giới hóa đã được đưa vào áp dụng từ năm 2010 và cho thấy hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên cơ giới hóa chỉ phát triển mạnh trong các khâu như làm đất và thu hoạch. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao cơ giới hóa lại chỉ vào được khâu làm đất và thu hoạch, trong khi đó các khâu còn lại thì chỉ thấy rải rác ở một số nơi? Qua điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do không có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra để nhận làm các khâu này với quy mô lớn và rủi ro về công nghệ quá lớn. Các cá nhân thì không đủ nguồn lực đảm nhận với quy mô lớn, còn các tổ chức thì chưa đủ năng lực để điều hành và quản lý cũng như không nắm được công nghệ trong tay, do đó khi đảm nhận với quy mô lớn rất dễ xảy ra rủi ro.

Hộp 4.6. Rủi ro về công nghệ

“...Trước kia tôi có áp dụng công nghệ mới để sản xuất trong gia đình, tôi thuê đất để mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn. Ban đầu với quy mô nhỏ tôi cảm thấy hiệu quả đem lại cao và rất dễ làm, sau này mở rộng ra làm dịch vụ phục vụ bà con nông dân thì tôi nhận thấy có nhiều vấn đề này sinh. Ví dụ trong khâu làm mạ khay phục vụ cấy máy, khi mở rộng quy mô tôi gặp rất nhiều khó khăn khi quản lý đầu vào, thời tiết, chăm sóc mạ... Tôi đã từng mất trắng hàng nghìn khay mạ do không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào. Chính vì vậy mà rất ít người làm dịch vụ này như tôi…”

Ông Vũ Mạnh Cường, Bình Giang (2018) Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Nhận thấy rủi ro lớn và cách thức tổ chức sản xuất còn hạn chế nên việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất hết sức quan trọng. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyển giao đã phối hợp để thành lập một tổ dịch vụ khuyến công thí điểm tại xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương với nhiệm vụ tiếp nhận chuyển giao công nghệ và hỗ trợ từ nhà nước để phục vụ sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên cánh đồng lớn. Cách tổ chức sản xuất này làm thay đổi rõ rệt phương thức sản xuất lúa của các hộ dân trên địa bàn xã. Từ khi có tổ dịch vụ thì đã có rất nhiều hộ dân đăng ký tham gia áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, diện tích trồng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tăng lên đáng kể.

Thậm chí có nhiều hộ đã mạnh dạn vay và đầu tư vốn để đóng góp mở rộng tổ dịch vụ phục vụ nhu cầu thực tiễn đang ngày một tăng của người dân trong xã. Dưới sự quản lý của hợp tác xã và chính quyền địa phương thì tổ dịch vụ đã hoạt động rất hiệu quả. Để tránh rủi ro về công nghệ khi mở rộng quy mô của tổ dịch vụ thì chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyển giao của nhà nước và doanh nghiệp để cùng nhau chuyển giao đồng bộ các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho các thành viên tham gia trong tổ dịch vụ để họ nắm vững công nghệ phục vụ cho mở rộng phát triển tổ dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân trên địa bàn xã.

Hộp 4.7. Tổ dịch vụ khuyến nông

“...Từ ngày có tổ dịch vụ khuyến công chúng tôi cảm thấy công việc đồng áng được giảm tải đi rất nhiều. Ngoài giảm được công lao động, chi phí vật tư thì chúng tôi còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm được các công việc khác để nâng cao thu nhập. Chúng tôi biết một vài hộ còn góp vốn hoặc tham gia làm cho tổ dịch vụ để nâng cao trình độ kỹ thuật và mở rộng phát triển dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã …”

Nông dân xã Tân Hồng, Bình Giang (2018) Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Việc thành lập tổ dịch vụ đã tạo được điểm nhấn trong công tác chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trên địa bàn nghiên cứu. Sau khi thành lập tổ dịch vụ đã nhận được sự hỗ trợ từ dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc” và sự tạo điều kiện về mặt bằng của UBND xã Tân Hồng. Các thành viên của tổ dịch vụ được tiếp nhận chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa và giúp tổ dịch vụ hoạt động tương đối hiệu quả. Từ khi có tổ dịch vụ đảm nhận các khâu làm đất, gieo mạ, cấy máy và thu hoạch thì diện tích trồng lúa và số hộ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đã tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 77 - 82)