Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nhìn nhận và phân tích vấn đề sản xuất lúa tập trung một cách tổng thể theo phương thức chuyển giao, cũng như mối quan hệ giữa các bên tham gia trong quá trình chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa. Tính hệ thống của nghiên cứu được thể hiện như sau:

- Về các bên tham gia quá trình chuyển giao công nghệ: Nghiên cứu cơ quan nào là đơn vị chuyển giao, ai là người tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

- Về mối quan hệ giữa các bên tham gia chuyển giao: Nghiên cứu ở cơ quan chuyển giao và đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Đồng thời nghiên cứu các đối tượng thụ hưởng kết quả của công tác chuyển giao công nghệ.

3.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được coi là cách tiếp cận quan trọng và được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của đề tài, từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá sự tham gia của các đối tượng liên quan đến chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa.

Tiếp cận từ các cán bộ chức năng để tìm hiểu xem địa phương đã thực hiện chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa đến đâu, đặc biệt là trong khâu gieo mạ khay, cấy máy và thu hoạch, việc thực hiện có gặp khó khăn gì cản trở không...

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tôi chọn huyện Bình Giang làm điểm nghiên cứu vì những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, Bình Giang là huyện đồng bằng, có nhiều tiềm năng phát triển

nông nghiệp đồng thời nằm trong vùng trọng điểm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thứ hai, việc chọn vấn đề chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ”

trong sản xuất lúa là vấn đề đang được quan tâm tại địa phương và có ý nghĩa thực tế và khả thi.

Thứ ba, huyện đã áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa tuy nhiên cơ giới

hoá chưa đồng bộ, mới chỉ cơ giới hoá được trong một số khâu.

Thứ tư, công tác chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trên địa

bàn huyện còn nhiều hạn chế và bất cập.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những số liệu có sẵn, những số liệu đã được công bố, thu thập thông tin sơ cấp qua sách, báo, internet, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện trong thời gian từ 2016 - 2018...

TT Thông tin cần thu thập Địa điểm thu thập thông tin

PP thu thập thông tin

1

Số liệu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa. Sách tham khảo, sách chuyên ngành, Internet, báo. Tra cứu, chọn lọc thông tin. 2

Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành tựu đạt được trong những năm qua.

Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của UBND, Phòng Nông nghiệp

huyện Bình Giang.

Phỏng vấn sâu bán cấu

trúc Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện ủy, UBND huyện Bình Giang, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Giang, Trạm khuyến nông huyện Bình Giang, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu này nhằm góp phần làm rõ hơn thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp PRA

Sử dụng để tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.

+ Phương pháp thảo luận nhóm

Điều tra phỏng vấn không chính thức (các hộ gia đình tham gia vào việc công tác dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa, các hộ trồng lúa...) nhằm thu thập thêm các thông tin về chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ có ảnh hưởng như thế nào và nhìn nhận tình hình thực tế phát triển nông nghiệp ở địa phương tác động đến đời sống của người dân ra sao.

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các

chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

1. Cán bộ + Cán bộ cấp tỉnh 01 người (Lãnh đạo Sở NN & PTNT tỉnh Hải Dương)

Thông tin liên quan đến chính sách chuyển giao “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Phỏng vấn sâu + Cán bộ lãnh đạo đơn vị chuyển giao 01 người( Lãnh đạo Viện khoa học nông nghiệp

Việt Nam) 01 người (Lãnh

đạo công ty Kubota Tây Đô)

Thông tin liên quan đến phương thức chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa Phỏng vấn sâu + Cán bộ cấp huyện, xã 05 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các ban ngành có liên quan) Những nhận định về tính khả thi của việc chuyển giao “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Phỏng vấn sâu

2. Nông dân

80 hộ dân sản xuất lúa (theo quy mô sản xuất)

Tìm hiểu tính khả thi trong thực hiện và những hỗ trợ từ việc chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa.

Chọn ngẫu nhiên phân tầng các hộ có quy mô sản xuất

và mức độ cơ giới hóa khác nhau. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng

hỏi đã thiết kế.

3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin:

Thông tin thứ cấp: Chọn lọc thông tin từ các nguồn sách báo, các nghiên cứu được sao chép, trích dẫn rõ ràng các thông tin có liên quan đến khóa luận.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng chủ yếu trong tổng hợp số liệu điều tra như số liệu về tình hình lao động, việc làm, quy mô, diện tích sản xuất lúa... qua các năm điều tra.

- Sử dụng phương pháp định tính trong phần phỏng vấn và sử dụng bộ câu hỏi bằng cách xếp hạng, cho điểm. Các hộ sẽ xác định khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa, đánh giá mức độ bằng cách cho điểm, xếp hạng các khó khăn hay yếu tố ảnh hưởng đó. Điểm càng cao, mức độ khó khăn hay tầm quan trọng của yếu tố ảnh hưởng càng lớn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu sản xuất lúa áp dụng cơ giới hoá đồng bộ

+ Diện tích đất đai/ hộ trồng lúa

+ Diện tích bình quân các hộ trồng lúa áp dụng cơ giới hoá đồng bộ qua các năm.

+ Công suất của máy cấy: Diện tích cấy được của máy trong 1 ngày. + Giá trị của máy cấy

+ Tính năng kỹ thuật của máy cấy: Cấy 4 hàng hoặc 6 hàng. + Các loại hỗ trợ của địa phương

+ Mức hỗ trợ vốn bình quân/hộ

+ Nguồn vốn đầu tư của các hộ: Vốn tự có của gia đình, vốn vay ngân hàng, vốn vay người thân, họ hàng.

+ Mức độ tập huấn kỹ thuật cho các hộ

* Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội

- Chỉ tiêu về số hộ, số nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu của khu vực nghiên cứu. - Chỉ tiêu về diện tích đất đai, phân loại đất đai, diện tích đất đai trồng lúa của khu vực nghiên cứu.

- Chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân/người dân.

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất

- Tổng số hộ. - Tổng số lao động.

- Kết quả sản xuất lúa. - Hiệu quả sản xuất lúa

* Chỉ tiêu phản ánh tác động của chuyển giao cơ giới hoá đồng bộ trong

sản xuất lúa đến giới trong phát triển nông thôn

- Số lao động là phụ nữ tiếp nhận và áp dụng công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa.

- Số lao động từ 50 tuổi trở lên tiếp nhận và áp dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa.

- Tỷ lệ lao động là phụ nữ sản xuất lúa sau khi áp dụng cơ giới hoá đồng bộ.

* Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng - Năng lực của chính quyền địa phương - Trình độ văn hóa của người dân trồng lúa

Ngoài ra, bài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa còn bao gồm : Nguồn vốn, quỹ đất của địa phương, tiềm lực tài chính của các hộ. Các yếu tố ảnh hưởng này sẽ được kết hợp trình bày ở phần nội dung nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA

4.1.1. Xây dựng bộ máy chuyển giao công nghệ

a. Hệ thống khuyến nông chuyển giao của các viện

Hiện nay trên địa bàn huyện có Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã và đang triển khai các hoạt động trong việc chuyển giao công nghệ và TBKT trong sản xuất nông nghiệp tới bà con nông dân nơi đây. Một số chương trình điển hình như, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương triển khai Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và

áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa từ năm 2017 đã đem lại những

hiệu quả đáng kể.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức chuyển giao công nghệ của Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đến nông dân huyện Bình Giang

Qua sơ đồ 4.1 ta có thể thấy sự phân cấp rõ ràng và mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia trong quá trình chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang. Nhiệm vụ của hệ thống này là chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ (gieo mạ khay, cấy máy và thu hoạch) đến người dân trên địa bàn huyện như: xây dựng mô hình trình diễn, tập huận kỹ

thuật, tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan và liên kết người nông dân với doanh nghiệp. Hệ thống này cần có đủ nhân lực, vật lực, tài chính để phục vụ hoạt động chuyển giao. Để phát huy sự tham gia của người dân trong việc chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ thì Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện phải phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để huy động nguồn lực cả của Nhà nước và đối ứng của người dân để đạt hiệu quả, tránh làm thay vì như vậy sẽ không bền vững.

b. Hệ thống khuyến nông của doanh nghiệp

Hiện nay, một số công ty như: Công ty cổ phần giống cây trồng TƯ, công ty giống cây trồng Hải Dương, công ty Syngenta, công ty Kubota Tây Đô, công ty cổ phần NPK Ninh Bình, công ty cổ phần NPK Văn Điển,... và một số công ty khác về thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã đang tích cực chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mà doanh nghiệp mình có để phục vụ nhằm tăng chính hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên về chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa thì công ty Kubota Tây Đô là đơn vị đi đầu và có hệ thống tư vấn và chuyển giao được đánh giá rất tốt.

Sơ đồ 4.2. Hệ thống chuyển giao công nghệ của công ty Kubota Tây Đô

Hệ thống chuyển giao của các doanh nghiệp có các ưu điểm là: (1) kỹ thuật chuyển giao đến người nông dân một cách nhanh chóng vì sản phẩm chuyển giao là của công ty; (2) chuyển giao một cách linh hoạt do nguồn kinh phí dồi dào, đội

ngũ chuyển giao năng động và kỹ thuật, cộng nghệ của doanh nghiệp tự có; (3) doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ và có lợi cho người nông dân, công nghệ và kỹ thuật chuyển giao đã được khẳng định ở nhiều nơi nên nông dân cũng dễ tiếp thu và làm theo. Mặt khác hệ thống chuyển giao này cũng bộc lộ một số hạn chế: (1) doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong tiếp cận thị trường do cơ chế quản lý cũng như sự phối hợp giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương còn nhiều bất cập; (2) mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn hạn chế; (3) chuyển giao của các doanh nghiệp tới nông dân chưa được kiểm soát chặt chẽ thông qua hợp đồng cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, do đó khi xảy ra rủi ro thì người nông dân luôn là người chịu thiệt.

c. Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang

Bình Giang là một trong những huyện đạt được thành công trong việc dồn điền đổi thửa, hệ thống tưới tiêu thuận lợi, diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và có tiềm năng trong sản xuất lúa theo hướng hàng hóa. Với điều kiện thuận lợi như vậy thì việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa là xu hướng tất yếu.

Tuy nhiên việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở một số khâu như làm đất, tưới tiêu thủy lợi và một phần trong khâu thu hoạch chứ chưa áp dụng đồng bộ trong các sản xuất.

Nguyên nhân chính là do việc đầu tư máy móc rất tốn kém và chưa có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người dân đầu tư máy móc. Các hộ dân chưa nắm được công nghệ và chuyển giao công nghệ đơn lẻ không mang lại hiệu quả. Do đó cần phải nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhu cầu về chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đông bộ để có phương pháp chuyển giao phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

4.1.2. Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa xuất lúa

Kết quả điều tra về nhu cầu công nghệ cơ giới hóa đồng bộ cho thấy tổng diện tích đất trồng lúa tăng lên đáng kể từ sau khi dồn điền đổi thửa thành công (diện tích tăng 44,28% so với khi chưa dồn điền đổi thửa). Kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Diện tích đất trồng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ

Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Trước kia khi đất đai còn manh mún, người nông dân có ruộng nhưng cách xa nhau nên diện tích trồng lúa còn thấp, và không thể áp dụng đồng bộ các phương tiện cơ giới để sản xuất. Khi huyện Bình Giang thực hiện thành công dồn điền đổi thửa theo chỉ đạo của tỉnh và Sở Nông nghiệp thì diện tích trồng lúa đã tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, việc dồn điền đổi thửa thành công khiến cho diện tích của các hộ tập trung hơn, tạo thành các lô đất sản xuất lớn thích hợp cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Số liệu điều tra cho thấy trước khi dồn điền nhu cầu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa là không có do ruộng đất manh mún, cách xa nhau; sau khi dồn điền đổi thửa thành công thì nhu cầu này tăng lên đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 49)