Một số nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.4.Một số nghiên cứu có liên quan

2.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản

2.2.4.Một số nghiên cứu có liên quan

Mohammad Ali Hormozia và cộng sự đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để đánh giá tác động của các loại đầu vào phương tiện cơ

giới và hệ thống canh tác đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở tỉnh Khuzestan, Iran. Tác giả đã phân chia hoạt động sản xuất lúa có sử dụng phương tiện cơ giới và lao động thủ công thành 3 bước: (1) – làm đất; (2) – gieo cấy; (3) – thu hoạch. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân loại 2 nhóm đầu vào lao động được sử dụng ở 3 bước công việc, bao gồm: lao động thủ công và lao động bằng phương tiện cơ giới. Tác giả đã đồng nhất giá trị của các biên đầu vào này bằng cách sử dụng đơn vị năng lượng tương đương. Theo kết quả nghiên cứu, việc sử dụng phương tiện cơ giới trong thu hoạch lúa sẽ làm tăng năng suất; đồng thời phương pháp thu hoạch 2 giai đoạn cho năng suất thấp hơn so với những hộ làm theo phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn (phương pháp truyền thống) (Mohammad Ali Hormozia et al., 2012).

Một nghiên cứu khác của Chisango and Ajuruchukwu Obi (2010) cũng sử dụng phương pháp hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để đánh giá tác động của chương trình cơ giới hóa và cải cách ruộng đất Fast Track đến năng suất nông nghiệp ở Zimbabwe. Trong mô hình hàm sản xuất, tác giả sử dụng biến giả “áp dụng phương tiện cơ giới” để ước lượng và so sánh mức độ tác động đến năng suất sản xuất nông nghiệp giữa những hộ có áp dụng và không áp dụng phương tiện cơ giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hộ có áp dụng đạt được mức năng suất gấp 134 lần so với những hộ không được trang bị các phương tiện cơ giới trong sản xuất.

Olaoye et al. (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu “Đo lường chỉ số CGHNN và phân tích năng suất cơ giới hóa ở các trang trại vùng Tây Nam,

Nigeria”. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phân tích thống kê

mô tả dựa trên bộ số liệu điều tra, khảo sát các trang trại thuộc sở hữu nhà nước ở Bang Ogun và Osun, Nigeria. Tác giả đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ cơ giới hóa của Nowacki (1974) để đo lường chỉ số CGHNN ở địa bàn nghiên cứu. Theo đó, mức độ cơ giới hóa được thể hiện qua 3 cấp độ sử dụng các phương tiện cơ giới, bao gồm: công cụ cầm tay (hand tools); sức kéo gia súc (animal drawn); máy nông nghiệp (tractorized). Trong khi đó, việc đo lường năng suất cơ giới hóa được thực hiện thông qua sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của Ortiz Canavate and Salvador (1980). Theo tác giả, năng suất nông nghiệp phản ánh qua chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, biểu hiện dưới dạng hàm sản xuất (quan hệ đầu vào và đầu ra). Vì vậy, năng suất nông nghiệp có áp dụng phương tiện cơ giới là sản lượng tối đa có thể đạt được dựa trên các phương tiện cơ giới

hiện tại được áp dụng vào sản xuất ở các cơ sở sản xuất (lao động, gia súc cày kéo, máy nông nghiệp).

Mặc dù cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Olaoye và cộng sự được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, nhưng nghiên cứu này đã hệ thống hóa khá đầy đủ và toàn diện về các chỉ tiêu đánh giá, đo lường mức độ cơ giới hóa và năng suất cơ giới hóa. Hơn thế nữa, cách lập luận và tính toán các chỉ tiêu là rất thuyết phục và có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá mức độ cơ giới hóa và tính toán năng suất của cơ giới hóa chỉ phù hợp khi đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nông nghiệp hoặc các trang trại. Điều này có thể được giải thích bởi lý do là bộ số liệu điều tra trong nghiên cứu này được thu thập khá phức tạp, đòi hỏi các chủ trang trại phải ghi chép chính xác, bao gồm: thời gian làm việc của một lao động hoặc một loại gia súc kéo hoặc máy nông nghiệp tính trên một đơn vị diện tích; công suất của máy; tốc độ làm việc của các loại máy nông nghiệp; v.v.. Chính vì vậy, việc vận dụng hệ thống chỉ tiêu này để nghiên cứu ở các nông hộ quy mô nhỏ là rất khó thực hiện (Olaoye and Rotimi, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)