Thực tiễn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.2.Thực tiễn ở Việt Nam

2.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản

2.2.2.Thực tiễn ở Việt Nam

Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã được thực hiệntừ cuối những năm 1950, nhưng do bối cảnh đất nước bị chiến tranh nên tốc độ phát triển chậm và không ổn định. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, cơ giới hoá nông nghiệp ở nước ta mới bắt đầu được chú trọng phát triển.

Nếu so sánh với các quốc gia có sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mức trang bị các loại máy nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp. Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm về số lượng các loại máy nông nghiệp, các công đoạn sản xuất bằng công cụ cầm tay và sức kéo gia súc đã dần thay thế bởi các phương tiện máy móc. Sự hạn chế về năng lực sản xuất của ngành chế tạo máy và thiết bị sản xuất nông nghiệp, Việt Nam phải nhập khẩu các loại phương tiện cơ giới từ các nước ở trong khu vực, chủ yếu các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong số các loại máy nông nghiệp được nhập khẩu vào Việt Nam thì có đến 45% số lượng máy được nhập khẩu từ Trung Quốc (trong đó có 15% số máy đã qua sử dụng).

Vấn đề chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa cũng chưa được quan tâm đúng mức. Do phải nhập khẩu các loại máy móc cơ giới hoá từ các quốc gia khác nên việc triển khai sử dụng cũng là một rào cản khiến cho cơ giới hoá nông nghiệp còn hạn chế. Các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ hiện chưa nhiều và hiệu quả còn thấp. Ngoài ra nguồn lao động trẻ chất lượng cao có thể tiếp thu công nghệ cơ giới hoá đồng bộ quá ít và đất đai manh mún nên việc phát triển cơ giới hoá đòng bộ trong sản xuất lúa còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 40)