Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất
4.1.4. Kết quả của chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản
xuất lúa
4.1.4.1. Kết quả của hoạt động chuyển giao công nghệ “cơ giới hóa đồng bộ” trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang
Qua điều tra trên địa bàn nghiên cứu thì hoạt động chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa được tiến hành chủ yếu thông qua các hoạt động như tập huấn, xây dựng mô hình và tham quan đánh giá. Kết quả chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ tại huyện Bình Giang được thể hiện qua bảng 4.7 dưới đây.
Bảng 4.7. Kết quả chuyển giao công nghệ “cơ giới hóa đồng bộ” tại huyện Bình Giang
Chỉ tiêu Số người tham gia (người) Kinh phí (1000đ)
Tập huấn 590 39.360
Mô hình 450 612.030
Tham quan 600 73.750
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Giang (2018) Qua bảng 4.7 có thể thấy số hộ tham gia các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan đánh giá còn tương đối hạn chế. Kinh phí để triển khai hoạt động chuyển giao chủ yếu từ các chương trình dự án. Các hoạt động để
mở rộng, lan tỏa hiệu quả của hoạt động chuyển giao như tập huấn và tham quan còn ít, kinh phí còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu chuyển giao. Việc xây dựng mô hình trình diễn tuy hay nhưng tốn kinh phí, huy động đối ứng từ dân còn hạn chế và khi kết thúc chương trình, dự án thì rất khó đánh giá mức độ thành công do không có hoạt động đánh giá sau khi chuyển giao. Do vậy thiếu sự bền vững trong công tác chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ đến người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Số hộ áp dụng cơ giới hóa ở từng khâu được thể hiện rõ qua bảng 4.8 dưới đây.
Bảng 4.8. Số hộ điều tra áp dụng cơ giới hóa
Chỉ tiêu
Gieo mạ khay Cấy máy Thu hoạch Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ %
Số người áp dụng cơ giới hóa 30 37,5 30 37,5 80 100 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua điều tra 80 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy chỉ có 30 hộ (chiếm 37,5%) áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu gieo mạ khay và cấy máy, số hộ còn lại họ vẫn sử dụng phương thức canh tác truyền thống là gieo mạ sân và cấy tay, chỉ tham gia áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Các hộ cho rằng họ có nhu cầu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tuy nhiên với điều kiện của hộ thì rất khó thực hiện được 2 khâu gieo mạ và cấy máy, một số nơi đã thành lập các tổ dịch nông nghiệp để phục vụ nông dân trong 2 khâu này nhưng số lượng còn hạn chế nên người dân chưa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất được.
Bảng 4.9. Sản lượng và năng suất lúa khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ
Chỉ tiêu Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ Không áp dụng cơ giới hóa đồng bộ
Tổng diện tích(m2) 143.945 82.489
Năng suất trung bình (tạ/ha) 61,05 53,89
Sản lượng trung bình(tạ) 27,42 8,25
Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Từ bảng 4.9 cho thấy năng suất và sản lượng lúa tăng lên đáng kể khi áp
dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Bản chất của công nghệ là giảm thiểu công lao động cho người dân, thay đổi phương thức canh tác cũ (cấy tay, mật độ dày đặc) sang cấy máy với mật độ hợp lý để tận dụng hiệu ứng hàng biên, lúa sinh trưởng và phát triển tốt, được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không phải cạnh tranh, ít nhiễm sâu bệnh hại nên năng suất và sản lượng tốt hơn so với không áp dụng đồng bộ cơ giới hóa.
Do áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa đạt kết quả tốt, năng suất và sản lượng đều tăng so với sản xuất không áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc BVTV và công lao động nên hiệu quả kinh tế thu được cao hơn hẳn. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ được thể hiện qua bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ (tính cho 1 ha) (tính cho 1 ha)
ĐVT: triệu đồng/ha
Hạng mục Áp dụng CGH ĐB Áp dụng cơ giới hóa không ĐB Chi phí vật chất (CPVC) 9,560 9,216 Công lao động 18,835 23,267 Tổng chi phí lưu động (TVC) 28,395 32,483 Tổng thu 48,720 43,212 Lãi (RAVC) 20,325 10,729 Hiệu quả đồng vốn (lần) 2,12 1,16 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua bảng 4.10 cho thấy: Mô hình sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng sản xuất đại trà. Cụ thể là chi phí đầu vào và giá thành không khác nhau giữa 2 mô hình sản xuất trên, tuy nhiên hiệu quả kinh tế khác nhau là do việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào các khâu sản xuất nên giảm được lượng lớn chi phí công lao động và sự biến động về giá trị ngày công. Hiện nay lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng ít đi do chuyển dịch cơ cấu lao động, do đó giá công lao động tăng cao rõ rệt đặc biệt là vào đầu thời vụ. Việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa đã giải quyết được vấn đề nhức nhối này. Hiệu quả sử dụng vốn của người dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tăng gấp 2 lần so với áp dụng cơ giới hóa không đồng bộ. Từ kết quả mô hình cho thấy việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa cho năng suất
cao hơn, giảm chi phí đầu vào, cây lúa khỏe chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt hơn, thích hợp mở rộng và thay thế cho phương thức canh tác truyền thống, áp dụng cơ giới hóa không đồng bộ tại địa phương.
Phỏng vấn các hộ nông dân trên địa bàn huyện cho thấy, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào các khâu trong sản xuất lúa đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, giảm được chi phí giống và vật tư, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó thu nhập của người nông dân được nâng lên. Qua điều tra đánh giá của nông dân về hiệu quả ứng dụng của cơ giới hóa đồng bộ và tiến bộ kỹ thuật thâm canh trong sản xuất lúa trên cánh đồng lớn thu được kết quả tổng hợp qua biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.4. Hiệu quả đánh giá của hộ khi ứng dụng công nghệ và TBKT trong sản xuất lúa
Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua khảo sát điều tra 80 hộ nông dân cho thấy, phần lớn người nông dân nhận thấy khi ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa có hiệu quả giảm công lao động và chi phí vật tư ở mức đánh giá cao, lần lượt là 87,5% và 73,8%(tương đương với mức 5 và 4 trên biểu đồ); tăng năng suất với tỷ lệ đồng ý của người nông dân là 67,5% (tương đương với mức 4) và được đánh giá ở mức khá cao; nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn làm giảm chi phí giống và chất lượng sản phẩm. Đáng chú ý là có tới 66,2% (tương đương với mức đánh giá là 2 trên biều đồ) người nông dân cho rằng họ không nâng cao
được trình độ kỹ thuật do kỹ thuật được chuyển giao khó thực hiện, ít được thực hành và vốn đầu tư tương đối cao. Phải chăng những đánh giá này cũng phản ánh công nghệ được chuyển giao không phù hợp với một cá nhân mà sẽ phát huy được hiệu quả khi người nông dân cùng chung tay thực hiện.
Ngoài những lợi ích mang lại do áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất thì việc chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ đến các hộ còn gặp nhiều khó khăn. Qua điều tra phỏng vấn các hộ thì có một số khó khăn chính mà các hộ gặp phải như sau:
Biểu đồ 4.5. Khó khăn khi tiếp nhận công nghệ cơ giới hóa đồng bộ
Từ kết quả điều tra cho thấy các hộ đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Có đến 98,75% số hộ cho rằng sau khi họ được chuyển giao công nghệ và thực hiện thì việc thực hiện rất khó khăn vì công nghệ gồm nhiều bước và rất khắt khe trong quy trình thực hiện. Có đến 82,5% số hộ điều tra cho rằng họ thiếu vốn để đầu tư máy móc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Do thiếu vốn nên hộ thường sử dụng dịch vụ khuyến nông của tổ dịch vụ hoặc cá nhân, thuê họ làm đất, gieo mạ, cấy và thu hoạch cho hộ. Đặc biệt là có đến 100% các hộ cho rằng do tập quán canh tác lạc hậu và một số hộ quy mô nhỏ nên họ gặp khó khăn khi tiếp nhận công nghệ này. Ban đầu các hộ đều có nghi ngờ về hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nên rất ít hộ thay đổi tập quán canh tác truyền thống là gieo
mạ sân và cấy tay. Ngoài ra, phương pháp tập huấn phức tạp và việc thực hành ít cũng là những nguyên nhân chính gây khó khăn khi tiếp nhận công nghệ.
Như vậy có thể thấy là hoạt động chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa tại địa phương là một trong những nội dung hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp nói chung đến người nông dân đã đạt được những thành tựu nhất định thông qua phương pháp xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn phù hợp với nhu cầu của nông dân ở địa phương đó, và được đông đảo người nông dân áp dụng vào điều kiện thực tế của hộ gia đình.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số hộ nông dân không nhiệt tình ủng hộ. Việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật sản xuất các cây nông nghiệp nói chung và công nghệ cơ giới hóa đồng bộ nói riêng còn hạn chế. Nông dân tham gia vào các mô hình nhưng chưa thực hiện theo đúng kĩ thuật hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và cán bộ chuyển giao.