Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 57 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.2.Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản

4.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất

4.1.2.Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản

huyện Bình Giang

Bình Giang là một trong những huyện đạt được thành công trong việc dồn điền đổi thửa, hệ thống tưới tiêu thuận lợi, diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và có tiềm năng trong sản xuất lúa theo hướng hàng hóa. Với điều kiện thuận lợi như vậy thì việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa là xu hướng tất yếu.

Tuy nhiên việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở một số khâu như làm đất, tưới tiêu thủy lợi và một phần trong khâu thu hoạch chứ chưa áp dụng đồng bộ trong các sản xuất.

Nguyên nhân chính là do việc đầu tư máy móc rất tốn kém và chưa có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người dân đầu tư máy móc. Các hộ dân chưa nắm được công nghệ và chuyển giao công nghệ đơn lẻ không mang lại hiệu quả. Do đó cần phải nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhu cầu về chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đông bộ để có phương pháp chuyển giao phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

4.1.2. Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa xuất lúa

Kết quả điều tra về nhu cầu công nghệ cơ giới hóa đồng bộ cho thấy tổng diện tích đất trồng lúa tăng lên đáng kể từ sau khi dồn điền đổi thửa thành công (diện tích tăng 44,28% so với khi chưa dồn điền đổi thửa). Kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Diện tích đất trồng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ

Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Trước kia khi đất đai còn manh mún, người nông dân có ruộng nhưng cách xa nhau nên diện tích trồng lúa còn thấp, và không thể áp dụng đồng bộ các phương tiện cơ giới để sản xuất. Khi huyện Bình Giang thực hiện thành công dồn điền đổi thửa theo chỉ đạo của tỉnh và Sở Nông nghiệp thì diện tích trồng lúa đã tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, việc dồn điền đổi thửa thành công khiến cho diện tích của các hộ tập trung hơn, tạo thành các lô đất sản xuất lớn thích hợp cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Số liệu điều tra cho thấy trước khi dồn điền nhu cầu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa là không có do ruộng đất manh mún, cách xa nhau; sau khi dồn điền đổi thửa thành công thì nhu cầu này tăng lên đột biến, thậm chí các hộ còn thuê hoặc nhận thêm đất để sản xuất.

Bảng 4.1. Nhu cầu tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số hộ điều tra Số hộ có nhu cầu Cơ cấu % Số hộ không có nhu cầu Cơ cấu % Gieo mạ khay Hộ 80 22 27,5 58 72,5 Cấy máy Hộ 80 47 58,75 33 41,25 Thu hoạch Hộ 80 80 100 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018)

Qua điều tra có thể thấy được nhu cầu tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ là tương đối đáng kể. Khâu gieo mạ khay là khâu mà nhu cầu tham gia chuyển giao ít nhất với 22 hộ có nhu cầu (chiếm 27,5%), nguyên nhân là do công nghệ làm mạ khay tương đối phức tạp, cần có thiết bị gieo hạt tự động nên các hộ ít có nhu cầu tham gia chuyển giao. Các hộ tham gia chủ yếu là các hộ tham gia vào các tổ dịch vụ nông nghiệp nên họ có nhu cầu tham gia chuyển giao để nắm vững kiến thức, công nghệ, kỹ thuật để phục vụ công việc của họ. Khâu cấy máy có 47 hộ có nhu cầu (chiếm 58,75%), các hộ đã có nhận thức tốt hơn về việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất và đa số các hộ đều thiếu lao động nông nghiệp nên số hộ điều tra có nhu cầu nhiều hơn so với khâu gieo mạ khay. Các hộ không có máy cấy thì họ có nhu cầu tham gia để biết cách chăm sóc lúa sau cấy máy để đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Khâu thu hoạch là khâu có số hộ có nhu cầu nhiều nhất (100% số hộ có nhu cầu) do hiệu quả của việc đưa cơ giới hóa vào thu hoạch rất rõ ràng, giảm thiểu công lao động và hiệu quả cao.

Nhu cầu của các hộ điều tra là vậy tuy nhiên số hộ được tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các hộ đặc biệt là khâu cấy máy. Số hộ điều tra được tham gia chuyển giao được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số hộ được tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số hộ điều tra Số hộ đã được tham gia Cơ cấu % Số hộ không được tham gia Cơ cấu % Gieo mạ khay Hộ 80 30 37,5 50 62,5 Cấy máy Hộ 80 30 37,5 50 62,5 Thu hoạch Hộ 80 80 100 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua điều tra cho thấy chỉ có khâu thu hoạch là khâu có số hộ được chuyển giao đáp ứng được so với nhu cầu thực tế của các hộ do khâu này dễ dàng thấy được hiệu quả, dịch vụ nông nghiệp trong khâu này cũng phát triển và đặc biệt là không có rủi ro. Hai khâu còn lại có số hộ được tham gia chuyển giao vẫn tương đối hạn chế, chủ yếu là lồng ghép chuyển giao trong cả hai khâu vì khâu gieo mạ khay là đầu vào cho khâu cấy máy. Do điệu kiện của các hộ khác nhau và kỹ

thuật chuyển giao tương đối phức tạp nên số hộ tham gia chuyển giao trong hai khâu này còn khá hạn chế.

Số hộ điều tra không tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tương đối nhiều. Các lý do chính được thể hiện qua biểu đồ 4.2

Biểu đồ 4.2. Lý do không tham gia chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ của hộ

Nguồn: Tổng hợp số liệu (2018) Qua điều tra cho thấy, các lý do chính dẫn đến các hộ dân không tham gia quá trình chuyển giao cơ giới đồng bộ là chất lượng chuyển giao, công nghệ không phù hợp, chi phí dịch vụ cao và khó thực hiện. Có 15 hộ (tương đương với mức đánh giá 1) cho rằng công nghệ không phù hợp với điều kiện của hộ vì các hộ này có nhiều lao động nông nghiệp và nếu có tham gia thì chỉ tham gia trong khâu thu hoạch chứ không tham gia trong khâu gieo mạ và cấy. Chất lượng chuyển giao kém có 31 hộ (mức đánh giá 2) cho rằng do trước đây có người từng tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ và những người đó chia sẻ với họ rằng cán bộ chuyển giao và chất lượng chuyển giao không tốt, do vậy nên họ không tham gia. Có 33 hộ (mức đánh giá 2) cho rằng việc khó thực hiện là lý do chính dẫn đến việc họ không tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ. Chỉ có 5 hộ (mức đánh giá 1) là cho rằng họ không có điều kiện đầu tư máy móc nên họ sử dụng dịch vụ của các tổ dịch vụ nông nghiệp nhưng giá thành cao do ruộng của họ ở nơi máy móc khó đi vào nên họ quyết định không tham gia chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 57 - 61)