Xây dựng bộ máy chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất

4.1.1. Xây dựng bộ máy chuyển giao công nghệ

a. Hệ thống khuyến nông chuyển giao của các viện

Hiện nay trên địa bàn huyện có Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã và đang triển khai các hoạt động trong việc chuyển giao công nghệ và TBKT trong sản xuất nông nghiệp tới bà con nông dân nơi đây. Một số chương trình điển hình như, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương triển khai Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và

áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa từ năm 2017 đã đem lại những

hiệu quả đáng kể.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức chuyển giao công nghệ của Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đến nông dân huyện Bình Giang

Qua sơ đồ 4.1 ta có thể thấy sự phân cấp rõ ràng và mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia trong quá trình chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang. Nhiệm vụ của hệ thống này là chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ (gieo mạ khay, cấy máy và thu hoạch) đến người dân trên địa bàn huyện như: xây dựng mô hình trình diễn, tập huận kỹ

thuật, tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan và liên kết người nông dân với doanh nghiệp. Hệ thống này cần có đủ nhân lực, vật lực, tài chính để phục vụ hoạt động chuyển giao. Để phát huy sự tham gia của người dân trong việc chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ thì Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện phải phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để huy động nguồn lực cả của Nhà nước và đối ứng của người dân để đạt hiệu quả, tránh làm thay vì như vậy sẽ không bền vững.

b. Hệ thống khuyến nông của doanh nghiệp

Hiện nay, một số công ty như: Công ty cổ phần giống cây trồng TƯ, công ty giống cây trồng Hải Dương, công ty Syngenta, công ty Kubota Tây Đô, công ty cổ phần NPK Ninh Bình, công ty cổ phần NPK Văn Điển,... và một số công ty khác về thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã đang tích cực chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mà doanh nghiệp mình có để phục vụ nhằm tăng chính hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên về chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa thì công ty Kubota Tây Đô là đơn vị đi đầu và có hệ thống tư vấn và chuyển giao được đánh giá rất tốt.

Sơ đồ 4.2. Hệ thống chuyển giao công nghệ của công ty Kubota Tây Đô

Hệ thống chuyển giao của các doanh nghiệp có các ưu điểm là: (1) kỹ thuật chuyển giao đến người nông dân một cách nhanh chóng vì sản phẩm chuyển giao là của công ty; (2) chuyển giao một cách linh hoạt do nguồn kinh phí dồi dào, đội

ngũ chuyển giao năng động và kỹ thuật, cộng nghệ của doanh nghiệp tự có; (3) doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ và có lợi cho người nông dân, công nghệ và kỹ thuật chuyển giao đã được khẳng định ở nhiều nơi nên nông dân cũng dễ tiếp thu và làm theo. Mặt khác hệ thống chuyển giao này cũng bộc lộ một số hạn chế: (1) doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong tiếp cận thị trường do cơ chế quản lý cũng như sự phối hợp giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương còn nhiều bất cập; (2) mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn hạn chế; (3) chuyển giao của các doanh nghiệp tới nông dân chưa được kiểm soát chặt chẽ thông qua hợp đồng cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, do đó khi xảy ra rủi ro thì người nông dân luôn là người chịu thiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)