Nội dung chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.4.Nội dung chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất

2.1. Cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản

2.1.4.Nội dung chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất

xuất lúa

2.1.4.1. Xây dựng bộ máy chuyển giao công nghệ

Sơ đồ 2.1. Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam

Nguồn: Đỗ kim Chung và cs. (2012) Hệ thống khuyến nông nhà nước được tổ chức thành 4 cấp: khuyến nông trung ương; khuyến nông tỉnh, thành phố; khuyến nông quận, huyện, thị xã và khuyến nông viên cơ sở. Nhiệm vụ của hệ thống này là chuyển giao công nghệ hay kỹ thuật tiến bộ đến người dân như: tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn hoặc tập huấn kỹ thuật cho người dân, liên kết nông dân với doanh nghiệp. Hệ thống phải đảm bảo đủ nhân lực, vật lực, tài chính để phục vụ hoạt động khuyến nông. Trên cơ sở phát huy sự tham gia của nông dân, các cơ quan khuyến nông, khuyến nông viên phát huy cao độ sự tham gia đóng góp trong việc chuyển giao công nghệ hay tiến bộ kỹ thuật cho người dân và các tổ chức hưởng lợi khác.

2.1.4.2. Đánh giá về nhu cầu công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa

thành tựu đáng kể, diện tích đất, quy mô sản xuất được tăng lên đáng kể đòi hỏi phải đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với bà con nông dân sản xuất lúa hiện nay. Đây được coi là một hướng đi quan trọng trong sản xuất lúa gạo nói riêng và trồng trọt nói chung.

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh, một số khâu sản xuất trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ khẩn trương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, sự phát triển còn thiếu sự bền vững, cơ giới hóa mới chỉ tập trung vào cây lúa ở một số khâu, chưa đồng bộ, tổn thất sau thu hoạch còn cao, ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất tại các tỉnh phía Bắc hiện nay còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.1. Mức độ (%) cơ giới hóa một số khâu chủ yếu

Khâu sản xuất Đồng bằng sông Hồng

2014 2020 (dự kiến)

Làm đất 95 100

Gieo, cấy 15 70

Thu hoạch lúa 30 80

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương Từ bảng số liệu 2.1, ta có thể thấy được cơ giới hoá các khâu trong sản xuất lúa chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Nhu cầu về cơ giới hoá trong sản xuất lúa còn khá lớn, đặc biệt là nhu cầu về gieo mạ khay và cấy máy. Nguyên nhân là do công nghệ làm mạ khay phức tạp, rủi ro cao và rất nhiều công đoạn nên rất khó thực hiện. Hơn nữa máy gieo hạt, máy cấy và máy thu hoạch có giá thành rất cao, trung bình từ 300 – 800 triệu đồng/máy nên các hộ dân với quy mô nhỏ khó có thể mua được.

2.1.4.3. Phương pháp chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa

Phương pháp chuyển giao là cách thức truyền bá, phổ biến các thông tin về công nghệ hay tiến bộ kỹ thuật tới nông dân để họ áp dụng được công

nghệ hay tiến bộ kỹ thuật đó trên diện rộng. Có ba nhóm phương pháp chuyển giao chính:

- Phương pháp tiếp xúc nhóm: Các cán bộ chuyển giao truyền đạt thông tin về công nghệ, tiến bộ kỹ thuật qua nhóm nông dân. Việc này được thực hiện qua họp nhóm, trao đổi hội nghị đầu bờ, hội thảo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn và tham quan. Phương pháp này giúp nhiều nông dân nắm được phương pháp và thông tin về công nghệ, có hiệu quả hơn phương pháp cá nhân.

- Phương pháp tiếp xúc cá nhân: là phương pháp cán bộ chuyển giao thăm và gặp gỡ, tư vấn cho từng nông dân, trao đổi với nông dân qua thư và điện thoại. Phương pháp này giúp các cán bộ, chuyển giao giải quyết các vấn đề mang tính cá biệt cao cho từng nông dân, nên hiệu quả chuyển giao khá tốt. Tuy nhiên, do nhân lực có hạn nên không thể tiếp xúc hết cộng đồng nông dân, số lượng nông dân nắm được công nghệ không nhiều. Một số cán bộ chuyển giao hay tiếp xúc với các nông dân có điều kiện thuận lợi nên dễ bỏ qua nông dân nghèo gây thiệt thòi cho một bộ phận nông dân.

- Phương pháp thông tin đại chúng là phương pháp chuyển giao công nghệ quảng đại tới nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi, video, tranh áp phích, quảng cáo.Phương pháp này có ưu điểm là truyền đạt thông tin tới số lớn nông dân. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết được các vấn đề cá biệt của từng nông dân. Mỗi nông dân có điều kiện sản xuất, đồng ruộng khác nhau thì cần phải có những quyết định sản xuất khác nhau (Đỗ Kim Chung, 2005).

Hiện nay ở trong sản xuất lúa, việc chuyển giao công nghệ chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp xúc nhóm kết hợp với thông tin đại chúng. Trong đó, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn và tham quan đánh giá kết hợp với đưa thông tin qua báo, đài, tivi là những hoạt động phỗ biến nhất. Sự kết hợp này không chỉ giải quyết được vấn đề phổ biến tới số đông nông dân mà còn đem lại hiệu quả chuyển giao khá tốt trên quy mô rộng.

2.1.4.4. Kết quả của chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản xuất lúa

Cơ giới hoá khâu làm đất ở ÐBSH đạt khoảng 80%. Trong số 6 tỉnh được chọn để nghiên cứu, khảo sát khả năng ứng dụng máy làm đất trong sản xuất lúa thì Thái Bình, Hà Nam, Nam Định có tỉ lệ diện tích được làm bằng máy cao nhất (91÷94%), còn các tỉnh khác xấp xỉ 80% (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2016).

Khâu gieo: Gieo sạ là tập quán lâu đời trong sản xuất lúa của bà con nông dân, phù hợp với điều kiện tự nhiên và chi phí lao động. Ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên có tập quán gieo lúa thẳng. Trong ba năm gần đây đã thí điểm mở rộng cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình trên cơ sở dùng máy gieo hàng kéo tay và máy gieo liên hợp với máy kéo. Các cơ quan nghiên cứu - ứng dụng và cơ sở chế tạo đã chuyển giao và sản xuất hơn 100.000 công cụ gieo lúa theo hàng và khoảng 10% tổng diện tích lúa đó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này.

Khâu cấy: Công nghệ trồng lúa ở ĐBSH phổ biến là cấy, chiếm trên 90%. Cấy gắn liền khâu làm mạ cần đảm bảo rễ không bị tổn thương khi cấy. Gần đây, việc thử nghiệm máy cấy đơn giản cỡ nhỏ kiểu cấy 6 hàng và 8 hàng với khoảng cách cấy từ 20-25 cm hoặc máy cấy hiện đại tốc độ cao với khoảng cách cấy 30 cm đang được nghiên cứu áp dụng cùng công nghệ sản xuất mạ thảm (mạ khay) ở một số nơi tại ĐBSH như Hà Nội, Bắc Ninh...

Khâu cắt, gặt: Ở ĐBSH do điều kiện ruộng đất hẹp, nên nông dân thường dùng máy gặt rải hàng, gặt bằng liềm vẫn phổ biến. Sử dụng máy gặt lúa rải hàng tập trung ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định.

Về công nghệ thu hoạch lúa một giai đoạn (dùng máy gặt đập liên hợp): cho đến nay cả nước đã trang bị gần 15.000 chiếc máy gặt đập liên hợp với năng suất cắt gặt khá cao, chất lượng gặt tốt, chủ yếu sử dụng cho ĐBSCL, các tỉnh ĐBSH đang ở mức độ khiêm tốn chưa được phổ biến rộng vì việc “dồn điền dồn thửa” tiến hành còn chậm. Việc tạo ra mẫu máy thu hoạch lúa một giai đoạn cho đồng ruộng ở ĐBSH cần đảm bảo yêu cầu công nghệ cắt-gặt-di động tốt trên ruộng có nền yếu. Vấn đề còn lại là ngành công nghiệp chế tạo máy cần phải đảm bảo chất lượng, tuổi thọ máy và giá thành phù hợp với điều kiện của người nông dân hiện nay (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)