Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong

HOÁ ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA

4.3.1. Điều kiện để chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang xuất lúa tại huyện Bình Giang

Diện tích đồng ruộng: Diện tích các thửa tương đối lớn, diện tích rộng khoảng 1-5 mẫu, chiều dài từ 400 đến 600m, rộng từ 30 đến 60m. Tầng đất canh tác vừa đủ, dao động từ 12 đến 15cm. Tầng đất nền bằng phẳng để máy móc có thể hoạt động tốt và không bị sụt, lún khi hoạt động.

Loại máy sử dụng:

Làm đất: Sử dụng máy làm đất cỡ trung khoản 20 đến 30 mã lực. Dàn gieo hạt: Dàn gieo hạt tổng hợp Kubota.

Máy cấy: Máy cấy 6 hàng của Kubota.

Máy thu hoạch: Máy gặt đập liên hợp Kubota.

4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho người nông dân như vay vốn ưu đãi để phát triển cơ giới hóa và đặc biệt là cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu của sản xuất lúa.

Ưu tiên phát triển các giống lúa hàng hóa, canh tác thâm canh trên cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và sản xuất theo chuỗi giá trị.

Quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất lúa theo hướng hàng hóa. Liên kết thị trường đối với sản phẩm lúa gạo sản xuất theo hướng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.

Tạo cơ chế chính sách phát triển, nhân rộng cho các tổ dịch vụ nông nghiệp phục vụ các khâu làm mạ khay, cấy máy và thu hoạch cho nông dân trên địa bàn huyện.

Tạo sân chơi, mở đường cho các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn huyện.

4.3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực chuyển giao cho khuyến nông địa phương

Đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp huyện và cấp xã còn thiếu và trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, do vậy cần có những giải pháp cụ thể như sau:

- Hoàn thiện đội ngũ khuyến nông và chuyển giao

+ Đào tạo, bổ nhiệm cán bộ chuyên trách quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn huyện, xã về mảng nông nghiệp.

+ Trả lương, thù lao ổn định cho cán bộ khuyến nông xã.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông và chuyển giao cấp xã Năng lực của cán bộ khuyến nông và chuyển giao có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình chuyển giao.

+ Lựa chọn và đào tạo những CBKN có đủ năng lực và tự nguyện tham gia công tác khuyến nông lâu dài, đặc biệt đối với cán bộ khuyến nông xã.

+ Ngoài việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt cần có sự đầu tư tăng cường bồi dưỡng những kiến thức quản lý kinh tế, thị trường, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, phương pháp đào tạo nông dân, phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng cho cán bộ khuyến nông và chuyển giao.

+ Phối hợp với các đơn vị chuyển giao nhà nước hoặc tư nhân theo đơn đặt hàng của địa phương để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm chuyển giao cho các cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện.

+ Phát triển cộng tác viên khuyến nông, lựa chọn và bồi dưỡng những nông dân nhiệt tình, có năng lực, kiến thức sản xuất nông nghiệp và am hiểu địa bàn sinh sống. Những người này có thể tham gia làm việc trên cơ sở tự nguyện hoặc trả thù lao theo chương trình, dự án. Khuyến khích các cộng tác viên này tuyên truyền, chuyển giao thông qua các tổ chức địa phương như HTX, hội nông dân, hội phụ nữ,… với phương thức chia sẻ kinh nghiệm thông qua các cuộc họp hoặc các buổi sinh hoạt thường xuyên.

4.3.4. Giải pháp về nâng cao trình độ cho người dân

Trình độ và nhận thức của người dân về cơ giới hóa, các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật kèm theo còn kém. Vì vậy việc đưa chuyển giao cơ giới hóa và công nghệ vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có những giải pháp cụ thể như sau:

- Những người làm nông nghiệp chủ yếu là những người có tuổi đời tương đối cao và trình độ học vấn thấp, vì vậy ta cần trang bị cho nông dân những hành trang như sau:

+ Về nội dung, cần trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như hướng dẫn những kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, canh tác mới nhất, đặc biệt là những kiến thức về đưa cơ giới hóa và công nghệ đi kèm vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho họ.

+ Về phương pháp, do đặc thù của nhóm đối tượng nông dân này là trình độ học vấn thấp, hạn chế trong nhận thức nên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hỗ trợ, tư vấn,... Trong đó, cần chú trọng phương pháp giáo dục bằng hình thức thực hành hoặc tham quan sẽ giúp các hộ nông dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

+ Về hình thức, phải linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng, phong phú, chủ yếu dựa vào cộng đồng là chính: đào tạo tập huấn, họp hợp tác xã, hội nông dân, tiến hành toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, hội thảo đầu bờ, tham quan thực tế các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,...

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo nâng cao trình độ cũng như nhận thức của người nông dân về các công nghệ liên quan đến cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị chuyển giao và doanh nghiệp để cùng tạo ra môi trường học hỏi, trao đổi, chia sẻ kiến thức về nông nghiệp cho người nông dân, giúp nông dân có thêm kiến thức để phát triển sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

* Phương pháp chuyển giao công nghệ tới nông dân huyện Bình Giang

Chúng tôi đề xuất nên áp dụng tổng hợp các phương pháp chuyển giao như tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội nghị, tuyên truyền.

Giải pháp về đào tạo tập huấn

- Tập huấn cho hộ nông dân: tăng cường tập huấn thông qua mô hình, có những ví dụ và hình ảnh minh họa kèm theo để tăng tính sinh động và sức thuyết phục với nông dân.

+ Xác định, phân loại đối tượng để có phương pháp tập huấn phù hợp: Đối với đối tượng có tiềm lực tài chính tốt, có nhu cầu sản xuất hàng hóa và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ thì cần khuyến khích tham gia vào tổ dịch vụ khuyến nông để tiếp nhận chuyển giao một cách hiệu quả và phát triển tổ dịch

vụ. Tập huấn các kiến thức về thị trường, sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp bền vững…

Đối với các đối tượng có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế thì tập trung tập huấn về canh tác thâm canh lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, chuyển giao công nghệ làm mạ phục vụ cấy máy.

+ Tạo điều kiện để nông dân được tham gia các hoạt động trong buổi tập huấn như: thực hành, làm mẫu.

+ Về chủ đề tập huấn nên tập trung vào những vấn đề nông dân quan tâm và bức xúc như: biện pháp canh tác hạn chế sâu bệnh hại, các giống lúa sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường, sản xuất theo chuỗi giá trị, kỹ thuật làm và chăm sóc mạ khay dùng cho cấy máy,...

+ Cần có kết quả đánh giá hoạt động tập huấn, đánh giá mặt được và chưa được để có những đánh giá rút kinh nghiệm cho các lần tập huấn sau thông qua các phiếu đánh giá và thăm dò ý kiến của người nông dân tham gia với những câu hỏi gợi mở, đánh giá về nhu cầu tập huấn, phương pháp tập huấn, đánh giá tác động của tập huấn đến nhận thức của người dân.

+ Đào tạo cán bộ chuyển giao về các kỹ năng tuyên truyền, phát triển cộng đồng.

+ Thực tế điều tra khảo sát cho thấy các hộ được tập huấn thông qua các lớp thực tế đem lại kết quả và hiệu quả tốt hơn, nông dân dễ tiếp thu kiến thức được học và nhớ lâu hơn.

Giải pháp về xây dựng mô hình

+ Mô hình phải đáp ứng nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng xã, trình độ của người sản xuất; xây dựng mô hình trình diễn phải đi đôi với tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm quảng bá hiệu quả của mô hình để nhân rộng quy mô sau này.

+ Cần điều tra, khảo sát kỹ nhu cầu của nông dân, điều kiện tự nhiên xã hội tại vùng (xã) trước khi áp dụng mô hình.

+ Huy động thêm nguồn lực đóng góp của dân thông qua việc đối ứng, để nông dân không ỷ lại, hiệu quả chuyển giao sẽ bền vững hơn.

+ Mô hình cần khoa học, đơn giản để nông dân có thể dễ tiếp thu và thực hiện được.

+ Thành lập các tổ dịch vụ nông nghiệp dưới sự quản lý của hợp tác xã và chính quyền để cho người dân tham gia tiếp nhận và sử dụng công nghệ được chuyển giao thông qua mô hình.

+ Lựa chọn những nông dân năng động, tình nguyện, có uy tín và nhận thức tốt trong cộng đồng để tham gia xây dựng mô hình.

Giải pháp về tham quan

- Chỉ tham quan những mô hình có hiệu quả cao, phù hợp với địa phương. - Lồng ghép với các chương trình, dự án để có điều kiện về kinh phí để tổ chức tham quan.

- Kết hợp tham quan và tập huấn để phổ biến các kỹ thuật sẽ được tham quan, tổ chức tham quan phải có kế hoạch rõ ràng để thông tin cụ thể đến nông dân trên địa bàn huyện.

* Có sự phối hợp chặt chẽ giữa "4 nhà":

(1) Nhà nước: UBND huyện tổ chức quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, có các cơ chế hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất. Các cơ quan chuyên môn như phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, trạm BVTV tổ chức tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo nông dân thực hiện sản xuất.

(2) Nhà khoa học: nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về kỹ thuật thâm canh, các công nghệ liên quan đến cơ giới hóa trong sản xuất lúa, các giống lúa mới có thể đưa vào sản xuất hàng hóa.

(3) Nhà doanh nghiệp: phối kết hợp để chuyển giao công nghệ,thu mua nông sản của các hộ nông dân.

(4) Nhà nông: Có trách nhiệm trồng và canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật công nghệ đã được tập huấn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)