6. Ý nghĩa của đề tài
2.2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu
Tổng thể của nghiên cứu này là toàn bộ nhân viên Công ty TNHH MTV Nam nung. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã đƣợc sử dụng và đƣợc xem là hợp lí để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu này vì ngƣời trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí hơn để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập đƣợc và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu còn phụ thuộc vào một yếu hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có đƣợc.
Việc xác định kích thƣớc mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Đối với phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào số lƣợng biến đƣợc đƣa ra trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, đƣợc trích bởi MacCallum và đồng sự 1999) cho rằng số lƣợng mẫu cần gấp 5 lần so với số lƣợng biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 37 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số
mẫu tối thiểu cần thiết là 37 x 5 = 185
Nhƣ vậy, số lƣợng mẫu 200 là chấp nhận đƣợc đối với đề tài nghiên cứu này.