Thuyết kỳ vọng Victor Vroom

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn nam nung (Trang 29 - 30)

6. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3. Thuyết kỳ vọng Victor Vroom

Thuyết này đƣợc đề xuất bởi Victor Vroom, trong đó nhấn mạnh về việc Con ngƣời mong đợi cái gì?. Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân, cụ thể là: một sự nổ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thƣởng nhƣ mong muốn.

Thuyết kỳ vọng dựa vào mối quan hệ giữa nổ lực cá nhân, khả năng thực hiện, và khát khao về kết quả đằng sau thành tích cao. Các yếu tố của thuyết kỳ vọng gồm: Nỗ lực (E: Effort); Thành tích (P: Performance); Kết quả (O: Outcome) và khả năng kết hợp (V: Valence). Các trƣờng hợp cụ thể là:

- E => P: Kỳ vọng là khả năng nỗ lực thực hiện hành động sẽ dẫn đến thành tích cao. Để có kỳ vọng này cao, cá nhân cần phải có khả năng, kinh

nghiệm trƣớc đó, công cụ cần thiết, thông tin và cơ hội để thực hiện.

- P => O: Kỳ vọng liên quan đến việc liệu rằng việc thực hiện thành công có dẫn đến kết quả tốt. Nếu kỳ vọng này cao thì những cá nhân sẽ đƣợc thúc đẩy cao hơn.

- Kết hợp: liên quan đến giá trị của kết quả đối với cá nhân. Nếu kết quả sẵn có từ nỗ lực cao và thành tích tốt không đƣợc nhân viên quan tâm, động cơ thúc đẩy sẽ thấp. Ngƣợc lại, nếu kết quả có giá trị cao, động cơ thúc đẩy sẽ cao hơn.

Trong quá trình nỗ lực để thực hiện, để có sự thúc đẩy công việc của nhân viên tổ chức cần đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết nhƣ nhiệm vụ xác định, thời gian, thiết bị.

Các yếu tố tác động đến Lòng trung thành: (1) lƣơng, (2) phần thƣởng, (3)điều kiện làm việc, (4) công việc có nhiệm vụ xác định.

Hình 1.3. Các yếu tố chính của thuyết kì vọng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn nam nung (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)