Vấn đề về đặc điểm công việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn nam nung (Trang 116 - 117)

6. Ý nghĩa của đề tài

4.2.5. Vấn đề về đặc điểm công việc

Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa: Theo kết quả nghiên cứu, mức độtrung thành về Đặc điểm công việc tƣơng quan cùng chiều với mức độtrung thành công việc của cán bộ nhân viên. Mức độtrung thành về Đặc điểm công việc của toàn công ty là 3.41. Các thành phần về Đồng nghiệp có mứctrung thành khá . Thành phần “Nhân viên đƣợc quyền quyết định một số vấn đề công việc nằm trong năng lực của mình” có giá trị trung bình thấp nhất.

Đề xuất giải pháp: Theo kết quả nghiên cứu, về yếu tố đặc điểm công việc có mức độtrung thành khá. Vì vậy, công ty cần giao cho nhân viên của mình những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, phải giúp họ hiểu rò công việc họ đang làm, phải cho họ thấy đƣợc tầm quan trọng của công việc họ đang thực hiện cũng nhƣ cho phép họ đƣợc quyền quyết định một số công việc nằm trong năng lực của họ, có nhƣ vậy họ mới tiếp tục thể hiện năng lực cá nhân và chịu trách nhiệm về công việc đƣợc giao.

Nhân viên không thể có Lòng trung thành cao nếu họ chƣa thực sự hiểu rò đƣợc bản chất công việc của họ và mối quan hệ giữa công việc họ đang làm và công việc của các đồng nghiệp. Khi nhân viên mới vào đảm nhận công việc, công ty cần phải dành thời gian nhất định để giới thiệu về hoạt động chung của toàn công ty, hoạt động của từng phòng ban và quan trọng nhất là công việc của nhân viên đó phải có mối quan hệ của công việc này với công việc của các phòng, ban khác cũng nhƣ tầm quan trọng của công việc này.

Công ty nên truyền đạt cho nhân viên của mình nhận thức đƣợc rằng mỗi vị trí công việc trong công ty đều có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động chung của toàn công ty.

Công ty giao công việc nên chi tiết, chính xác và đề nghị nhân viên có kế hoạch về thời gian cho công việc, đồng thời nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của họ về chế độ làm việc của chính mình. Làm nhƣ vậy là công ty tạo điều kiện cho nhân viên tham gia nhiều hơn vào các quyết định, giúp họ nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển chung. Một khi việc miêu tả công việc đƣợc tạo lập với những định nghĩa rò ràng, với sự phân quyền và trách nhiệm cụ thể, công ty có thể tìm thấy nhiều động lực hơn để tiếp thêm sức mạnh và sinh lực cho những nhân viên để làm việc của mình. Bằng cách đó, công ty sẽ phát huy vai trò cá nhân của nhân viên, vừa có cơ hội để thay đổi và phát triển lại vừa có thể trung thành nhu cầu của các nhân viên.

Công ty nên thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin trong chuyên môn để nhân viên thấy đƣợc mối liên quan giữa công việc họ đang làm và kết quả mà công ty đang đạt đƣợc. Có nhƣ vậy, nhân viên sẽ cảm thấy mình đƣợc coi trọng, cảm thấy trong sự phát triển của công ty luôn có phần đóng góp nào đó của mình.

Công ty nên thƣờng xuyên tạo sự đổi mới trong công việc, luân chuyển vị trí công tác kết hợp với hƣớng dẫn nhân viên thực hiện công việc của nhau nhằm giúp tìm lại cảm giác hứng khởi, thúc đẩy tinh thần học hỏi của cấp dƣới và dự trù một nguồn lực thay thế khi có biến động về nhân sự. Với việc mở rộng kiến thức và khả năng nhƣ vậy, nhân viên sẽ cảm thấy mình thực sự thành công.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn nam nung (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)