6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ CHO VAY TỪ NGUỒN VỐN QUỸ
1.1.2. Thẩm định cho vay dự án đầu tƣ từ nguồn vốn quỹ
a. Khái niệm nguồn vốn Quỹ
Hiện nay ở nƣớc ta có rất nhiều loại hình Quỹ đầu tƣ của nhà nƣớc, trong đó Quỹ tín dụng nhân dân chiếm phần lớn (gần 2.000 Quỹ). Bên cạnh đó có các Quỹ đầu tƣ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Quỹ phát triển công nghệ, Quỹ phát triển Nhà ở, Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng. Đặc điểm chung của các Quỹ này là thực hiện nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao, đầu tƣ vốn vào các dự án nằm trong mục tiêu hoạt động của Quỹ. Nguồn vốn của các Quỹ đều có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nƣớc, thông qua các Quỹ để hỗ trợ vốn, khuyến khích các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ cao, các dự án vì mục đích an sinh xã hội. Vì mục đích bảo tồn nguồn vốn của Nhà nƣớc nên việc quản lý công tác thẩm định các dự án để tài trợ vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Tại luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đối với Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng.
b. Đặc điểm việc thẩm định cho vay từ nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển địa phương
Giống nhƣ khái niệm về thẩm định dự án đầu tƣ để phê duyệt cho vay đã trình bày ở phần 1.1.1, thẩm định cho vay dự án đầu tƣ từ nguồn vốn Quỹ là quá trình Quỹ ĐTPT địa phƣơng kiểm tra, đánh giá dự án một cách kỹ lƣỡng trên nhiều phƣơng diện bằng các kỹ thuật phân tích, dựa trên nhiều căn cứ, dữ liệu và chuẩn mực khác nhau để đi đến các quyết định, lựa chọn đầu tƣ, chấp nhận đầu tƣ, chấp nhận tài trợ vốn cho đầu tƣ dự án và đƣa ra những khuyến nghị về cho vay thích hợp nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý của Quỹ.
Nhìn chung, đặc điểm thẩm định dự án đầu tƣ của Quỹ ĐTPTĐP và Ngân hàng thƣơng mại cơ bản giống nhau, cụ thể về mặt kỹ thuật, thị trƣờng,
tài chính, luật pháp đều phải đƣợc xem xét đánh giá kỹ lƣỡng qua quá trình thẩm định dự án đầu tƣ…
Tuy nhiên, việc thẩm định dự án đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng có những nét riêng ảnh hƣởng đến việc quản lý công tác này nhƣ sau:
- Các dự án đƣợc Quỹ lựa chọn thẩm định và xem xét tài trợ vốn luôn hƣớng vào những mục tiêu cụ thể đã đƣợc UBND thành phố ban hành từng thời kỳ phù hợp với danh mục ƣu tiên của Chính phủ, Căn cứ danh mục lĩnh vực đầu tƣ, Quỹ ĐTPTĐP lựa chọn, thẩm định và quyết định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện cho vay. Theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ, danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ƣu tiên phát triển của địa phƣơng để các Quỹ thực hiện cho vay hiện nay bao gồm:
+ Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lƣợng, môi trƣờng. + Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
+ Nông, lâm, ngƣ nghiệp và phát triển nông thôn. + Xã hội hóa hạ tầng xã hội.
+ Lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại địa phƣơng. - Các dự án có hồ sơ đƣợc thẩm định và xem xét cho vay hầu hết đã đƣợc thông qua và định hƣớng cho vay vốn tại Quỹ tại các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố). Do đó ngoài việc thẩm định để cho vay đầu tƣ thì việc thẩm định của Quỹ còn có vai trò tƣ vấn, xem xét các khía cạnh của dự án về mục tiêu, kỹ thuật công nghệ, ảnh hƣởng đến môi trƣờng, khả năng hoàn vốn và đạt lợi nhuận…để đảm bảo chủ đầu tƣ sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc tài trợ đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.
- Mặc dù thẩm định dự án theo những mục tiêu đặt trƣớc do cấp có thẩm quyền quyết định, tuy nhiên việc thẩm định vẫn phải đảm bảo lợi ích kinh tế.
nguyên tắc hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP là bảo toàn và phát triển vốn, không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, do chức năng là công cụ hỗ trợ tài chính địa phƣơng, giảm bớt cân đối vốn ngân sách địa phƣơng, nên công tác thẩm định phải tập trung vào hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của Quỹ. Mỗi dự án đầu tƣ cho vay tại Quỹ ĐTPTĐP phải đƣợc thẩm định theo kịch bản xấu nhất, doanh thu thấp nhất- chi phí cao nhất có thể để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án.
c. Yêu cầu của việc thẩm định dự án từ nguồn vốn Quỹ
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tƣ xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trƣng cơ bản của hoạt động đầu tƣ. Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trƣờng, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế… với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này; Đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp địa phƣơng đạt đƣợc các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu xã hội này.
Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đƣa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án. Nhƣ vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án từ nguồn vốn của Quỹ Đầu tƣ phát triển là: đảm bảo tránh thực hiện đầu tƣ các dự án không có hiệu quả, không có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tƣ có lợi để đạt đƣợc doanh thu theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, thẩm định dự án còn là một công việc đƣợc thực hiện theo quy định về quản lý đầu tƣ, vì vậy cần đƣợc tiến hành theo các yêu cầu về quán lý. về mặt này, công tác thấm định dự án phải
đƣợc tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành vê quản lý đầu tƣ và đảm bảo thời hạn quy định. Đối với việc thẩm định dự án cho vay đầu tƣ từ nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển, các quy định đối với việc thẩm định càng chặt chẽ hơn do nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP là nguồn vốn Nhà nƣớc ngoài ngân sách, đƣợc cấp bổ sung từ ngân sách địa phƣơng và huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế theo cơ chế cho vay lại của Bộ Tài chính. Quỹ ĐTPTĐP phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tƣ, xây dựng, đấu thầu,…đồng thời phải tuân thủ quy định theo thỏa ƣớc cho vay giữa Bộ Tài chính và Tổ chức tài chính quốc tế.
d. Mục tiêu thẩm định dự án trong cho vay đầu tư của QĐTPTĐP
- Đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh của dự án: tính hợp pháp, khả thi, hiệu quả KT-XH, hiệu quả tài chính, dòng tiền, khả năng rủi ro v.v… phù hợp với chính sách cho vay đầu tƣ và mục tiêu hoạt động của quỹ; góp phần ra quyết định cho vay hợp lý;
- Góp phần kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ. Bảo đảm Quỹ thu hồi đƣợc vốn và lãi cho vay theo thỏa thuận, bảo toàn và phát triển vốn của quỹ.
- Là cơ sở để đề xuất các biện pháp, thỏa thuận với chủ đầu tƣ về kiểm soát rủi ro trong quá trình triển khai đầu tƣ cũng nhƣ trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
1.1.3. Khái niệm, vai trò của quản lý thẩm định dự án cho vay đầu tƣ từ nguồn vốn của Quỹ Đầu tƣ phát triển