Thực trạng ban hành các quy định liên quan đến thẩm định cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 60 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THẨM ĐỊNH CHO

2.2.1. Thực trạng ban hành các quy định liên quan đến thẩm định cho

a. Công tác ban hành các quy định của pháp luật liên quan đến công tác thẩm định

Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định, Quỹ tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Quỹ và dự án đầu tƣ, luận văn nếu ra các văn bản chủ yếu, thực tế áp dụng và những điều cần lƣu ý cụ thể nhƣ sau:

- Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng. Đây là tiền đề để Quỹ xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho phù hợp, xây dựng các quy định, quy chế và ban hành quy trình thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Vừa qua Bộ Tài chính kiến nghị việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ- CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP để xây dựng khung khổ pháp lý ổn định, tạo điều kiện cho các Quỹ ĐTPTĐP hoạt động và phát triển; giảm rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tƣ cho các Quỹ, ngân sách nhà nƣớc và hệ thống tài chính; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quỹ. Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính trình Chính phủ: Bổ sung các điều kiện cho vay đối với chủ đầu tƣ theo hƣớng: (i) chủ đầu tƣ phải có năng lực pháp luật dân sự, (ii) thực hiện các thủ tục đầu tƣ theo quy định của pháp luật; và (iii) phải có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20%

tổng vốn đầu tƣ án.

Về lãi suất cho vay, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi cách xác định lãi suất cho vay tối thiểu theo hƣớng bổ sung nguyên tắc khi xác định lãi suất cho vay tối thiểu trong đó chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu đƣợc tính tối thiểu bằng bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng của 3 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn nhà nƣớc trên 50% cộng phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP. UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đảm bảo Quỹ ĐTPTĐP đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Nhƣ vậy, việc bổ sung nguyên tắc xác định lãi suất nêu trên sẽ tạo cơ sở tiền đề cho cán bộ thẩm định dự án trong việc xác định suất chiết khấu dự án cho vay chính xác và thực tế hơn.

- Các quy định liên quan đến pháp lý dự án trong quá trình đầu tƣ xây dựng công trình, cụ thể nhƣ sau:

+ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng thay thế cho Quyết định 957/QĐ-BXD: cán bộ thẩm định sử dụng định mức đƣợc công bố tại Quyết định này để làm căn cứ kiểm tra chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng do chủ đầu tƣ lập. So với Quyết định 957/QĐ-BXD, Quyết định này thể hiện nhiều điểm mới: Định mức chi phí Quản lý dự án có tỷ lệ % cao hơn so với quy định trƣớc đây, Chi phí Lập B/c KTKT xác định theo định mức nhƣng tối thiểu không nhỏ hơn 5 triệu đồng (trƣớc đây là 10 triệu đồng), Chi phí thiết kế xây dựng tính theo chi phí xây dựng trong Tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt (thay vì dự toán của từng công trình trong 957), bỏ định mức chi phí Thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tƣ, bổ sung định mức chi phí Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tƣ vấn…

Chính những điểm mới nhƣ trên đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nghiên cứu kỹ quy định này để xác định chính xác cơ cấu tổng mức đầu tƣ.

+ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu: đƣợc sử dụng để tính toán các chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của dự án nhƣ chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu xây dựng, thiết bị…, làm căn cứ để xác định các chi phí này trong cơ cấu tổng mức đầu tƣ của dự án.

+ Thông tƣ số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hƣớng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng: Thông tƣ này hƣớng dẫn cách xác định và tính toán cơ cấu tổng mức đầu tƣ của dự án bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác… Các quy định tại thông tƣ này có sự trùng lặp giữa các chi phí với nhau khiến các bộ thẩm định lúc túng, khó phân định rạch ròi, ví dụ nhƣ các chi phí liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu đƣợc tính vào chi phí quản lý dự án, nhƣng cũng có thể đƣợc tính vào chi phí khác. Thêm vào đó các chi phí này lại đƣợc hƣớng dẫn bởi Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng nên dẫn đến có hai cách tính toán khác nhau, làm cho quá trình xác định cụ thể các chi phí này trở nên khó khăn.

+ Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc: Đối với các dự án cần kiểm toán quyết toán dự án sau khi hoàn thành, thông tƣ này cho phép xác định chi phí phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán quyết toán. Hai chi phí này nằm trong chi phí khác của tổng mức đầu tƣ dự án.

+ Thông tƣ số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở và Thông tƣ số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.: Đối với những dự án đầu tƣ cần đến sự thẩm định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng, hai thông tƣ này cho phép chủ đầu tƣ đƣợc tính các chi phí trích nộp vào tổng mức đầu tƣ dự án.

+ Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng: Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đối với một số công trình cần phải mua bảo hiểm trong thời gian xây dựng, cán bộ thẩm định yêu cầu chủ đầu tƣ phải cung cấp Hợp đồng bảo hiểm trong quá trình thẩm định dự án cho vay, đồng thời chi phí mua bảo hiểm này cũng đƣợc tính vào tổng mức đầu tƣ dự án.

+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, Thông tƣ 26/2015/TT-BTNMT ngày 2/8/6/2015 của Bộ Tài nguyên môi trƣờng quy định đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết, đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản: đối với những dự án đã đi vào hoạt động trƣớc thời điểm Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ có hiệu lực mà chƣa thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.:

Đối chiếu phụ lục ban hành kèm theo, cán bộ thẩm định đánh giá xem hồ sơ của dự án có đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hay không. Vƣớng mắc hiện nay là các dự án do nhà đầu tƣ đề xuất trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tƣ, việc yêu cầu nhà đầu tƣ lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc khi chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ là khó khả thi vì nhà đầu tƣ chƣa biết mình có đƣợc lựa chọn làm nhà đầu tƣ hay không mà phải bỏ

trƣớc một khoản tiền rất lớn để lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Nhƣng theo Điều 32 và 33 Luật Đầu tƣ, hồ sơ thẩm định chủ trƣơng thì không yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tƣ của cấp tỉnh. Do đó, cán bộ thẩm định gặp khó khăn khi yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp hồ sơ đối với trƣờng hợp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.

- Các quy định về thế chấp tài sản và thẩm định tài sản đảm bảo:

+ Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản, đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận quyền tài sản đối với đối tƣợng quyền hữu trí tuệ là quyền tài sản và chủ sở hữu đƣợc phép đem ra để thế chấp. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện thì khó có thể thực hiện đƣợc bởi rất nhiều vƣớng mắc. Trƣớc tiên về quy định của luật chuyên ngành: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) và các văn bản hƣớng dẫn luật này nhƣ: Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006; Nghị định số 88/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/08/2010 quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi cũng không có quy định nào đề cập tới vấn đề thế chấp quyền đối với đối tƣợng của sở hữu trí tuệ. Hệ quả là dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện quyền thế chấp cũng nhƣ xử lý các tranh chấp liên quan đến việc thế chấp quyền tài sản đối với đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ. Đối với công tác thẩm định tài sản bảo đảm tại Quỹ, hiện nay Quỹ không nhận tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ do không đủ cơ sở pháp lý để thẩm định và xây dựng Hợp đồng tín dụng.

Tiếp theo nữa là vấn đề thế chấp quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp. Khi một cá nhân, pháp nhân góp vốn vào một doanh

nghiệp thì số vốn góp sẽ là tài sản của doanh nghiệp. Cá nhân, pháp nhân góp vốn có quyền tài sản tƣơng ƣớng với phần vốn góp đã góp vào doanh nghiệp. Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2014, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Vấn đề đặt ra là nếu điều lệ công ty cho phép thành viên công ty đƣợc phép dùng quyền đối với phần vốn góp của mình đi thế chấp thì có vi phạm pháp luật không? Khi đó nếu có tranh chấp sẽ giải quyết nhƣ thế nào? Việc không có quy định hƣớng dẫn cụ thể dẫn đến thực trạng các Quỹ và kể cả ngân hàng cũng không mạo hiểm nhận thế chấp loại quyền tài sản này.

Nhƣ vậy có thể thấy quyền tài sản là một loại tài sản đặc biệt, có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 chƣa xây dựng đƣợc hệ thống những nguyên tắc cơ bản cho việc thế chấp các quyền tài sản nói chung, cũng nhƣ chƣa có nhiều những quy định cụ thể về thế chấp từng quyền tài sản đặc thù nói riêng. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến thế chấp quyền tài sản mới chỉ tập trung xoay quanh đến thế chấp quyền sử dụng đất.

+ Các tiêu chuẩn thẩm định giá: Hiện nay quá trình thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tại Quỹ thực hiện theo Thông tƣ 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08,09,10.

* Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 8 - Cách tiếp cận từ thị trƣờng: Cách tiếp cận từ thị trƣờng có thể đƣợc sử dụng để xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trƣờng hoặc phi thị trƣờng. Phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc áp dụng để thẩm định giá các tài sản thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trƣờng. Cán bộ thẩm định căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của tài sản so sánh với tài sản thẩm định giá để điều

chỉnh (tăng, giảm) mức giá của tài sản so sánh, từ đó xác định mức giá chỉ dẫn của tài sản so sánh.

* Tiêu chuẩn thẩm định giá số 09 - Cách tiếp cận từ chi phí:

Phƣơng pháp chi phí tái tạo tài sản thẩm định giá: Phƣơng pháp chi phí tái tạo tài sản thẩm định giá dựa trên chi phí tạo ra tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

Công thức: Giá trị ƣớc tính của tài sản = Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tƣ) - Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Phƣơng pháp chi phí thay thế tài sản thẩm định giá: Phƣơng pháp chi phí thay thế để định giá tài sản dựa trên chi phí để tạo ra tài sản thay thế, tƣơng tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhƣng đƣợc thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn.

Công thức: Giá trị ƣớc tính của tài sản = Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tƣ) - Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã đƣợc phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)

* Tiêu chuẩn thẩm định giá số 10 - Cách tiếp cận từ thu nhập: Định giá tài sản theo cách tiếp cận thu nhập đƣợc áp dụng đối với các tài sản tạo ra thu nhập cho ngƣời sở hữu, có thể dự báo đƣợc thu nhập từ tài sản trong tƣơng lai và tính đƣợc tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Tuy các tiêu chuẩn thẩm định giá trên đã đƣợc quy định rõ rang, rành mạch nhƣng thực tế khi áp dụng vẫn cần dung kinh nghiệm về các loại tài sản là chính. Do đó, cán bộ thẩm định gặp phải nhiều khó khăn khi định giá tài sản, đặc biệt là các loại tài sản đặc thù, nhiều biến động theo thị trƣờng nhƣ

quyền sử dụng đất, phƣơng tiện vận tải, máy móc chuyên dung. Do đó chủ yếu công tác thẩm định giá trị TSTC hiện nay tại Quỹ vẫn thƣờng tham khảo Chứng thƣ thẩm định giá của các đơn vị tƣ vấn.

Các văn bản quy phạm pháp luật kể trên đã đảm bảo đƣợc tính chất pháp lý của hồ sơ vay vốn dự án. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do chủ đầu tƣ cung cấp, cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu và có kết luận về pháp lý của các dự án theo từng nội dung cụ thể. Trong quá trình thẩm định, nếu hồ sơ chƣa đảm bảo tính pháp lý, cán bộ thẩm định có thể yêu cầu chủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)