ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc hiện nay đã đảm bảo đƣợc tính chất pháp lý của hồ sơ vay vốn dự án. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do chủ đầu tƣ cung cấp, cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu và có kết luận về pháp lý của các dự án theo từng nội dung cụ thể. Trong quá trình thẩm định, nếu hồ sơ chƣa đảm bảo tính pháp lý, cán bộ thẩm định có thể yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp thêm hoặc trực tiếp liên hệ với chủ đầu tƣ để trao đổi làm sáng tỏ vấn đề. Một dự án đƣợc vay vốn tại Quỹ trƣớc hết phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về pháp lý của dự án đầu tƣ, nhƣng dự án không đáp ứng đƣợc sẽ bị loại bỏ.

- Các văn bản của Nhà nƣớc sau khi đƣợc ban hành đã đƣợc triển khai thực hiện và đƣợc các cán bộ thẩm định tuân thủ rất tốt tại Quỹ, hầu nhƣ không xảy ra các trƣờng hợp vi phạm các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến công tác thẩm định, chỉ có một vài trƣờng hợp các văn bản của Nhà nƣớc chƣa có quy định cụ thể về nội dung của dự án nên việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.

- Việc ban hành các văn bản, quy định để cụ thể hóa các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến công tác thẩm định, ban hành các quy chế về thẩm định và các biện pháp bảo đảm tài sản thế chấp tại Quỹ đƣợc tiến hành nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn. Thành công này là do Quỹ đã có quá trình đúc kết kinh nghiệm trong thời gian dài trong hoạt động cho vay dự án đầu tƣ, do đó các văn bản đƣợc ban hành có tính ứng dụng cao, thực sự là cẩm nang để cán bộ thẩm định thực hiện tốt công tác của mình.

- Việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các quy định liên quan đến công tác thẩm định tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng hiện nay đƣợc tiến hành rất kịp thời và đầy đủ. Việc tuyển dụng thêm 01 cán bộ pháp chế làm việc tại Văn phòng và ban hành quy trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật của Quỹ thời gian qua đã giúp cho các văn bản quy phạm pháp luật cũng nhƣ các quy định của Quỹ đƣợc hệ thống hóa theo từng nội dung, thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. Cán bộ pháp chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tƣ vấn giải đáp các nội dung pháp lý trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ của cán bộ thẩm định, giúp cán bộ thẩm định có thêm kinh nghiệm, hiểu biết rõ hơn về pháp lý dự án đầu tƣ.

- Việc kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các quy định về thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ của Ban kiểm soát và Ban Giám đốc Quỹ đƣợc tiến hành khá sâu sát, kỹ lƣỡng, mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là vì đây là hai tác nhân có vai trò lớn trong việc thực hiện quá trình thẩm định dự án. Ban Giám đốc kiểm tra lại việc triển khai thực hiện các quy định về thẩm định trƣớc khi ký báo cáo thẩm định, còn Ban kiểm soát kiểm tra lại việc thẩm định trƣớc khi trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt cho vay. Những năm gần đây Quỹ không có nợ xấu chứng tỏ việc kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định cũng đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể, giúp đảm bảo an toàn cho nguồn vốn ngân sách tại Quỹ.

- Cán bộ thẩm định đƣợc bố trí, phù hợp đúng chuyên ngành, đƣợc đào tạo, học tập thêm chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó chất lƣợng thực hiện công tác thẩm định tƣơng đối ổn định và ngày càng đƣợc cải thiện.

2.2.2 Những tồn tại, hạn chế

Một là, Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành nhiều quy định phục vụ tốt cho

công tác thẩm định dự án, tuy nhiên trên thực tế, cán bộ thẩm định tại cũng gặp phải nhiều khó khăn khi ứng dụng các văn bản này. Mặc khác cán bộ thẩm định chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng và kế toán, chỉ có 01 cán bộ đƣợc đào tạo về kinh tế xây dựng quản lý dự án nên việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến thiết kế xây dựng, kiến trúc, quy hoạch và tính toán tổng mức đầu tƣ xây dựng đôi khi còn gặp phải khó khăn, không có sự đối chiếu.

Hai là, các văn bản của Nhà nƣớc liên quan đến công tác thẩm định dự

án cho vay đầu tƣ tại Quỹ đƣợc ban hành chƣa đƣợc kịp thời. Nhiều văn bản đƣợc ban hành sau khi các cán bộ thẩm định đã phải trải qua một quá trình dài tự dung kinh nghiệm và các văn bản liên quan khác để thực hiện. Nội dung một số văn bản của Nhà nƣớc còn khó hiểu, chƣa bao quát đƣợc tất cả các trƣờng hợp của các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án đầu tƣ chuyên ngành. Thêm vào đó, hiện nay không có văn bản nào cụ thể hóa các quy định về pháp lý dự án đầu tƣ mà chỉ có các quy định rời rạc liên quan đến từng khía cạnh khác nhau của dự án.

Ba là, các văn bản để triển khai thực hiện quá trình thẩm định tại Quỹ

hiện nay ban hành ra không kịp thời, thiếu sự nhạy bén với sự thay đổi của các quy định nhà nƣớc và tình hình thực tiễn.

Bốn là, việc triển khai thực hiện các chính sách và quy định của Quỹ

hiện nay vẫn chƣa hiệu quả, đồng bộ. Cán bộ thẩm định mặc dù đã đƣợc tuyên truyền phổ biến các quy định, nhƣng việc áp dụng vẫn còn lúng túng,

khó khăn.

Năm là, số lƣợng dự án đƣợc thẩm định và số lƣợng dự án đƣợc phê

duyệt có sự sai khác rất nhiều. Điều này cũng nói lên hạn chế trong công tác quản lý hoạt động thẩm định. Hoạt động thẩm định phải luôn luôn đi kèm xuyên suốt các dự án, nhƣng theo tình hình thực tế tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng hiện nay, một số dự án vẫn đƣợc phê duyệt cho vay mà không qua thẩm định. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát các dự án sau khi giải ngân và đi vào hoạt động sau này.

Sáu là, việc kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng tƣ vấn thẩm định, Hội

đồng quản lý Quỹ và UBND thành phố Đà Nẵng hiện nay còn bộc lộ rất nhiều yếu kém. Thời gian để Hội đồng tƣ vấn thẩm định nghiên cứu dự án còn quá ngắn dẫn đến không nắm bắt đầy đủ các nội dung để tƣ vấn cho bộ phận thẩm định về dự án. Hội đồng quản lý Quỹ không thƣờng trực tại Quỹ, chỉ nhận đƣợc kết quả tóm tắt dự án sau khi Giám đốc Quỹ thông qua, do đó những thông tin mà các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ nhận đƣợc về dự án rất hạn chế. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng, việc kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định còn hình thức, chỉ giám sát thông qua các báo cáo về công tác hoạt động cho vay của Quỹ nói chung, nên vai trò của UBND thành phố Đà Nẵng đối với việc giám sát công tác thẩm định còn rất nhiều thiếu sót.

Bảy là, việc thanh kiểm tra và xử lý sai phạm liên quan đến việc triển

khai thực hiện các quy định về thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà nẵng còn rất lỏng lẻo, thiếu sót. Hiện nay không có chế tài nào để thực hiện việc thanh kiểm tra và xử lý sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến thẩm định dự án để làm cơ sở cho công tác thanh tra và xử lý sai phạm. Việc kiểm tra của AFD cũng chỉ mang tính chất chọn mẫu, phỏng vấn một số cán bộ là chính, chƣa đi vào cụ thể các quy trình trong thẩm định. Hơn nữa, việc kiểm tra thanh tra thƣờng đƣợc kết hợp với

các chuyến công tác của Bộ Tài chính, AFD, không có chƣơng trình kiểm tra nào cụ thể.

2.2.3 Những nguyên nhân của những hạn chế

- Thời gian Quỹ đi vào hoạt động còn ngắn, do đó công tác thẩm định còn nhiều bỡ ngỡ, chƣa đƣợc hoàn thiện nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại đã có hoạt động qua thời gian dài.

Việc bố trí nhân sự thực hiện công tác thẩm định hiện nay tại Quỹ chƣa thật sự tốt để phục vụ công tác thẩm định. Trên thực tế, cán bộ thẩm định tại Quỹ cũng gặp phải nhiều khó khăn khi ứng dụng các văn bản của pháp luật liên quan đến quá trình thẩm định. Nguyên nhân là do cán bộ thẩm định chủ yếu tuổi đời còn trẻ, cán bộ nhiều kinh nghiệm nhất cũng chỉ thực hiện công tác này đƣợc vài năm, do đó những hiểu biết các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và việc ứng dụng các văn bản này trong thực tiễn còn hạn chế. Mặt khác, Quỹ thƣờng xuyên có sự thay đổi và luân chuyển nhân sự giữa các bộ phận, một số cán bộ mặc dù đã có thời gian dài công tác tại Quỹ nhƣng chƣa hề có kinh nghiệm thẩm định vẫn đƣợc bố trí thẩm định những dự án lớn gây ra việc lúng túng, chậm trễ. Thêm vào đó, các cán bộ thẩm định đƣợc tuyển dụng chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng và kế toán, chỉ có 01 cán bộ đƣợc đào tạo về kinh tế xây dựng quản lý dự án nên việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến thiết kế xây dựng, kiến trúc, quy hoạch và tính toán tổng mức đầu tƣ xây dựng đôi khi còn gặp phải khó khăn, không có sự đối chiếu.

- Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói chung của Nhà nƣớc hiện nay còn rƣờm rà, tốn nhiều thời gian để thực hiện. Một số vấn đề bất cập trong thực tiễn nói chung và trong công tác thẩm định nói riêng diễn ra trong một thời gian dài trƣớc khi có văn bản hƣớng dẫn. Các cán bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Chính phủ, các Bộ ngành hầu hết

không tiếp cận với thực tế trong quá trình xây dựng văn bản nên nội dung một số văn bản của Nhà nƣớc còn khó hiểu, chƣa bao quát đƣợc tất cả các trƣờng hợp của các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án đầu tƣ chuyên ngành. Hơn nữa, thẩm định dự án đầu tƣ là một lĩnh vực phức tạp, bị chi phối bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan, nguyên nhân khách quan này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt quá trình thẩm định dự án.

- Hiện nay quy trình ban hành văn bản của Quỹ còn khá phức tạp, đặc biệt là quá trình lấy ý kiến các phòng nghiệp vụ còn tốn rất nhiều thời gian, có nhiều phòng nghiệp vụ không có liên quan trực tiếp và không nắm bắt đƣợc các nội dung văn bản nhƣng vẫn đƣợc lấy ý kiến. Điều này khiến quá trình ban hành văn bản rƣờm rà, văn bản ban hành ra không kịp thời, thiếu sự nhạy bén với sự thay đổi của các quy định nhà nƣớc và tình hình thực tiễn. Hơn nữa, hiện nay Danh mục hồ sơ vay vốn của Quỹ còn cứng nhắc, bao gồm nhiều thành phần hồ sơ không thật sự cần thiết, thiếu rõ ràng khiến cho nhiều doanh nghiệp lúng túng, mất nhiều thời gian khi tiến hành vay vốn tại Quỹ. Việc ban hành Danh mục hồ sơ mới đang đƣợc tiến hành nhƣng cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến tính pháp lý của dự án.

- Các dự án nộp hồ sơ vay vốn tại Quỹ thƣờng có giai đoạn lập dự án đầu

tƣ đƣợc thực hiện đã lâu. Trong thời gian đó, một số văn bản hƣớng dẫn của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành nhƣng chƣa có hiệu lực, do đó chủ đầu tƣ vẫn tính toán theo văn bản cũ. Đến khi nộp hồ sơ vay vốn thì cán bộ thẩm định tính toán lại theo văn bản mới. Hiện nay tại Quỹ không có quy định nào cụ thể về việc sử dụng văn bản hiện hành tại thời điểm chủ đầu tƣ lập dự án hay tại thời điểm thẩm định để tính toán. Do đó việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến công tác thẩm định vẫn còn thiếu đồng bộ.

- Do đặc thù mô hình hoạt động của Quỹ, là dung nguồn vốn ngân sách cấp để tài sợ vốn cho các dự án đầu tƣ theo danh mục tiên và các đối tƣợng vay vốn đƣợc xác định từ trƣớc đó, nên số lƣợng dự án đƣợc thẩm định và số lƣợng dự án đƣợc phê duyệt có sự sai khác rất nhiều. Nhiều dự án đƣợc phê duyệt cho vay mà không cần thẩm định. Đây là lỗ hổng lớn trong công tác cho vay đầu tƣ của Quỹ hiện nay.

- Nguyên nhân của những yếu kém trong công tác kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng tƣ vấn thẩm định, Hội đồng quản lý Quỹ và UBND thành phố Đà Nẵng là do cơ chế tổ chức quản lý của các đơn vị này đối với công tác thẩm định chƣa đƣợc chặt chẽ. Trách nhiệm của Hội đồng tƣ vấn thẩm định đối với ết quả thẩm định dự án theo quy định hiện nay còn thấp, dẫn đến Hội đồng tƣ vấn thẩm định chƣa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện của Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng, thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm, do đó không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu dự án, từ đó cũng không giám sát công tác thẩm định một cách chặt chẽ. UBND thành phố Đà Nẵng cũng chƣa có chế độ kiểm tra, giám sát công tác thẩm định một cách phù hợp nên việc kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định còn hình thức.

- Hiện nay không có chế tài nào để thực hiện việc thanh kiểm tra và xử lý sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến thẩm định dự án để làm cơ sở cho công tác thanh tra và xử lý sai phạm. Các quy định của pháp luật về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng hiện nay còn lỏng lẻo, chƣa phân định rõ loại hình hoạt động của các Quỹ nên việc thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm cũng không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Phần đầu của chƣơng tác giả đã giới thiệu khái quát về hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng, trong đó khái quát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tƣ phát triển Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay để có cái nhìn rõ hơn về mô hình hoạt động của một tổ chức tài chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng.

Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của Quỹ nói chung và thực trạng quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ nói riêng, bao gồm đánh giá việc thực hiện các bƣớc của quá trình quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ ĐTPT thành phố Đà Nẵng, đề tài đã rút ra một số hạn chế. Đồng thời, nghiên cứu phân tích tìm ra nguyên nhân là bƣớc quan trọng đề ra các giải pháp khắc phục trong việc quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT

TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo chiến lƣợc phát triển 3.1.1. Dự báo chiến lƣợc phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 91)