CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC GIẢI PHÁP

- Theo ông Nguyễn Hoàng Dƣơng, Phó vụ trƣởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính), trong thời gian đến, những Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng yếu kém, hoạt động không hiệu quả sẽ bị giải thể. Cụ thể, theo quy định của Nghị định 138/2007/NĐ-CP thì Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng phải có vốn tối thiểu 100 tỷ đồng, nhƣng hiện vẫn còn 3 quỹ không đáp ứng đƣợc điều kiện này; 18 quỹ có vốn điều lệ từ 100 đến dƣới 200 tỷ đồng và chỉ có 8 quỹ có quy mô vốn lớn hơn 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ quá nhỏ, trong khi huy động vốn gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh đƣợc với ngân hàng thƣơng mại (23 quỹ không huy động đƣợc vốn) cộng với nợ quá hạn cao, ƣớc vào khoảng 6%..., vì vậy rất nhiều Quỹ không thực hiện đƣợc mục tiêu đầu tƣ vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới… theo hình thức BOT, BTO, BT nhƣ yêu cầu đặt ra. Do “đói vốn”, nên nhiều quỹ không có tiền cho vay các dự án giao thông; cấp nƣớc; nhà ở khu đô thị, khu dân cƣ; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải đô thị, cũng nhƣ các dự án quan trọng do UBND cấp tỉnh quyết định. Nhìn chung, 21 quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng có vốn điều lệ nhỏ hơn 200 tỷ đồng hiện nay đều hoạt động khó khăn; chỉ có khoảng 10 Quỹ hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho vay và đầu tƣ. Đây là lý do Bộ Tài chính xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 38/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP

quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, để nâng vốn điều lệ tối thiểu; xác định rõ cơ sở pháp lý cho quỹ phát hành trái phiếu để huy động vốn; quy định rõ trách nhiệm giám sát hoạt động cho vay, đầu tƣ đối với quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng của cơ quan nhà nƣớc...Dự thảo Nghị định dự kiến nâng vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.

Để tránh nguy cơ bị giải thể, Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng phải bằng mọi cách bảo toàn nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, cẩn trọng trong công tác cho vay đầu tƣ để tránh gây ra nợ xấu, nợ quá hạn, trong đó việc quản lý công tác thẩm định dự án cần phải đƣợc chú trọng nhiều hơn nữa.

- Hiện nay các Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng hoạt động theo mô hình là tổ chức tài chính nhà nƣớc, thực hiện chức năng đầu tƣ bằng nguồn vốn đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phƣơng, tài trợ vốn cho các dự án đƣợc ƣu tiên đầu tƣ theo từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mô hình hoạt động này chƣa phù hợp với thực tế. Cụ thể tại công văn số 1419/NHNN-TTGSNH ngày 09/3/2017 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về việc tham gia về mội dung báo cáo và đề xuất sửa đổi khung khổ pháp lý hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đề xuất chỉnh sửa lại mô hình hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng 2010; trong đó quy định rõ cơ sở pháp lý để NHNNVN đủ điều kiện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với loại hình Quỹ ĐTPTĐP. Hiện nay các Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng cũng đang nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty tài chính nhà nƣớc tại địa phƣơng, chịu sự kiểm tra, giám sát và quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc. Nhƣ vậy trong tƣơng lai các Quỹ phải định hƣớng đƣợc hoạt động và xu hƣớng phát triển của mình phù hợp với mô hình hoạt động mới, trong đó phải có sự đổi mới về công tác cho vay đầu tƣ.

- Hiện nay lãi suất vay vốn tại các Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng nói chung và Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng nói riêng dao động từ 6- 8%/ năm, trong khi lãi suất huy động vốn của một số Ngân hàng thƣơng mại lên đến 7-8%/ năm. Điều này đi ngƣợc với quy luật của thị trƣờng tín dụng. Tại dự thảo Nghị định mới về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi cách xác định lãi suất cho vay tối thiểu theo hƣớng bổ sung nguyên tắc khi xác định lãi suất cho vay tối thiểu trong đó chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu đƣợc tính tối thiểu bằng bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng của 3 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn nhà nƣớc trên 50% cộng phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP. Theo cách tính này, lãi suất khi vay vốn tại các Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng không chênh lệch nhiều so với các ngân hàng thƣơng mại, dẫn đến sự cạnh tranh giành khách hàng giữa hai loại hình tín dụng này. Để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại vốn đã có bề dày nhiều năm trong hoạt động cho vay đầu tƣ, các Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng phải thực sự thay đổi mình, đổi mới phƣơng thức quản lý, đặc biệt là quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ.

- Hiện nay, hoạt động chính của Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng là cho vay đầu tƣ, đây cũng là lĩnh vực đem đến tỷ lệ doanh thu cao nhất cho Quỹ. Tuy nhiên trong những năm kế tiếp, khi thành phố Đà Nẵng phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng một cách đầy đủ, các lĩnh vực ƣu tiên giảm dần đi, dẫn đến nhiệm vụ tài trợ vốn của Quỹ cho các dự án đầu tƣ giảm đi hoặc không còn nữa. Do đó Quỹ sẽ giảm dần quy mô hoạt động của lĩnh vực cho vay dự án đầu tƣ và chuyển hƣớng hoạt động của mình sang đầu tƣ trực tiếp, nhận ủy thác vốn đầu tƣ và góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nhận biết đƣợc xu hƣớng này, Quỹ cần phải định hƣớng đổi mới công tác quản lý sao cho phù hợp. Đặc biệt khi các quy định cho vay đầu tƣ bị thắt chặt đòi hỏi

Quỹ phải tăng cƣờn hơn nữa việc quản lý công tác này.

Với những bối cảnh đƣợc dự báo trên đây, trong thời gian đến, mục tiêu phấn đầu của Quỹ là phải xây dựng Quỹ thành một tổ chức tài chính mạnh của thành phố Đà Nẵng, phát huy tốt vai trò là định chế tài chính của địa phƣơng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, những nhiệm vụ chủ yếu cần phải tập trung đó là: đẩy mạnh công tác huy động vốn trong đó tập trung duy trì mối quan hệ với Ngân hang thế giới, Cơ qian phát triển Pháp… để tìm kiếm các nguồn vốn vay ƣu đãi, phù hợp với hoạt động của Quỹ.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên thì điều không thể bỏ qua đó là phái tập trung kiện toàn công tác cán bộ, thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ một cách thƣờng xuyên để nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của Quỹ trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu hƣớng đến của Quỹ là sẽ phát triển thành một tổ chức tài chính vững mạnh và chuyên nghiệp, tìm cách tăng quy mô nguồn vốn năm 2020 lên 1.700 tỷ đồng; tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 12-15%/ năm, dƣ nợ cho vay tín dụng bình quân đạt 60-70% vốn hoạt động.

3.1.2. Cơ sở pháp lý cho các giải pháp

- Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2007/NĐ- CP: Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng có trách nhiệm thực hiện đầu tƣ trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu đầu tƣ đã đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính

theo quy định của pháp luật, chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền theo luật định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật, mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng có quyền: Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, đƣợc lựa chọn các dự án có hiệu quả phù hợp với kế hoạch và cơ cấu đầu tƣ của Ủy ban nhân cấp tỉnh để quyết định đầu tƣ. Trƣờng hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đƣợc tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật,đƣợc từ chối mọi yêu cầu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng,đƣợc liên hệ với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tƣ,đƣợc mời và tiếp các đối tác đầu tƣ, kinh doanh nƣớc ngoài, đƣợc cử cán bộ và nhân viên của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng ra nƣớc ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong khuôn khổ trách nhiệm và quyền hạn của mình, Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng có thể áp dụng nhiều biện pháp để đổi mới phƣơng thức quản lý, đảm bảo các hoạt động của Quỹ diễn ra hiệu quả, đặc biệt là quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ.

- Theo Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 của Bộ Chính trị về

tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Đà Nẵng cần sớm trở thành “Trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ”. Trong đó, nhu cầu đầu tƣ cho phát triển hạ tầng của thành phố trong thời gian đến là rất lớn, nhất là những công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm.Nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách hằng năm là có hạn và nợ huy động vốn vay khác của thành phố cũng bị hạn chế bới luật quản lý nợ công. Do vậy với chức năng của mình, Quỹ cần phát huy vai trò của một tổ chức tài chính và tăng cƣờng năng lực quản lý để huy động tốt các nguồn lực từ các tổ chức tàu chính và nguồn lực đầu tƣ trong xã hội nhằm ổn định, điều hòa nguồn lực đầu tƣ cho ngân sách để thành phố đầu tƣ dài hạn cho các cơ sở hạ tầng chiến lƣợc và hỗ trợ đầu tƣ cho các doanh nghiệp.

3.1.3. Quan điểm, định hƣớng về quản lý thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển Đà Nẵng đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển Đà Nẵng

a) Quan điểm

- Việc tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định phải tuyệt đối đảm bảo tuân thủ cơ sở pháp lý, các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình thẩm định dự án cho vay đầu tƣ; triệt để tuân thủ các hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Công tác quản lý hoạt động thẩm định cho vay đầu tƣ phải bám sát chiến lƣợc phát triển của thành phố Đà Nẵng, các ý kiến chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đối với công tác của Quỹ.

- Tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định phải trên cơ sở thực tiễn quản lý công tác này trong những năm qua, đảm bảo phát huy đƣợc những mặt đạt đƣợc, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế để đề ra giải pháp. Trong quá trình thực thi các giải pháp, nếu giải pháp chƣa hợp lý, cần tiến hành tiếp tục nghiên cứu để không ngừng đổi mới, nâng cao việc quản lý công tác thẩm

định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ.

- Tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định dự án cho vay đầu tƣ phải gắn liền với việc tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời quản lý, đặc biệt là các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Lãnh đạo Quỹ, các thành viên Ban kiểm soát, Trƣởng, Phó phòng Thẩm định. Đây chính là các đầu mối trung tâm thực hiện quản lý hoạt động thẩm định xuyên suốt dự án từ khâu ban hànhg các quy định đến tuyên truyền, thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định đó. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý giúp cho công tác quản lý đƣợc suôn sẻ, dễ dàng trong việc phân chia nhiệm vụ và nắm bắt tình hình triển khai nhiệm vụ.

- Tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tƣ phải đi kèm với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng với các Sở Ban ngành trên địa bàn thành phố có liên quan, sự phối hợp giữa các Phòng, Ban tại Quỹ, đảm bảo quá trình cho vay dự án đƣợc thực hiện xuyên suốt, trôi chảy gắn liền với công tác thu thập hồ sơ vay vốn (Phòng Kế hoạch & Nghiên cứu phát triển), thẩm định dự án và trình phê duyệt cho vay (Phòng Thẩm định), giải ngân và kiểm soát sau giải ngân (Phòng Tín dụng). Có nhƣ vậy thì những giải pháp tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định mới mang lại hiệu quả cao nhất.

- Việc tăng cƣờng quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tƣ thành phố Đà Nẵng phải đảm bảo ứng dụng đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phƣơng tiện xử lý thông tin dữ liệu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, bằng các giải pháp cụ thể, đƣa những phƣơng tiện này ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lƣợng và sự sang tạo của công tác quản lý.

b) Định hướng

- Mục tiêu phát triển công tác cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng thời gian đến:

+ Trong thời gian đến, Quỹ tiếp tục triển khai chƣơng trình cho vay ƣu đãi đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn chủ sở hữu và huy động từ các tổ chức tài chính nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng thế giới, Cơ quan phát triển Pháp.

+ Quỹ đồng hành và tài trợ nguồn vốn trung hạn hoặc dài hạn dành cho doanh nghiệp để đầu tƣ dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các chƣơng trình, mục tiêu chiến lƣợc và ƣu tiên phát triển của thành phố do UBND thành phố ban hành hằng năm hoặc từng thời kỳ.

+ Đến năm 2020, Quỹ sẽ là tổ chức tài chính vững mạnh và chuyên nghiệp, đảm bảo đủ năng lực thực hiện có hiệu quả kênh huy động vốn và đầu tƣ theo chiến lƣợc phát triển KT-XH của thành phố; khai thông lĩnh vực hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)