Ban hành, triển khai các quy định về thẩm định cho vay dự án đầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 30 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRONG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN CHO

1.2.1. Ban hành, triển khai các quy định về thẩm định cho vay dự án đầu

VAY ĐẦU TƢ TỪ NGUỒN VỐN QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN

1.2.1. Ban hành, triển khai các quy định về thẩm định cho vay dự án đầu tƣ từ nguồn vốn quỹ đầu tƣ từ nguồn vốn quỹ

a. Nguyên tắc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình thẩm định phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể:

- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trƣờng hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

- Không làm cản trở việc thực hiện điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với các văn bản, quy định do Quỹ Đầu tƣ phát triển ban hành, ngoài những nguyên tắc kể trên, các văn bản, quy định phải tuân thủ và bám sát theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo phù hợp với các quy định của Chính phủ về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

- Đảm bảo tuân thủ theo các văn bản hƣớng dẫn về cho vay dự án đầu tƣ nói chung và thẩm định dự án đầu tƣ nói riêng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, hƣớng dẫn về cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng của Bộ Tài chính.

- Các văn bản, quy định đƣợc ban hành phải thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ dễ thực hiện, không gây chồng chéo, bất cập, không gây khó khăn cản trở hoạt động của các tổ chức vay vốn.

- Các quy định phải đƣợc xây dựng theo hƣớng ngày càng đơn giản hóa, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng trong từng thời kỳ, phù hợp với định hƣớng phát triển mà Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đề ra.

- Các văn bản, quy định phải đƣợc ban hành kịp thời để đảm bảo việc ứng dụng vào công tác thẩm định một cách nhanh chóng, hiệu quả, dễ dàng và thuận tiện. Ngay khi các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của các Bộ ngành có sự thay đổi, Quỹ phải nhanh chóng sửa đổi bổ sung các quy định của mình cho phù hợp.

b. Thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến quá trình thẩm định

- Theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 quy định về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng và Nghị định 37/2013 ngày 22/8/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2007/NĐ-CP:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, quy định về tổ chức bộ máy, phê duyệt Điều lệ hoạt động

của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, trực tiếp quản lý hoạt động và quyết định các vấnđề khác của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng thuộc thẩm quyền quy định.

+ Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính; ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng; ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

+ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cho vay, đầu tƣ của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng.

Nhƣ vậy, trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính ban hành, Quỹ xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của mình trình UBND thành phố phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho các hoạt động của Quỹ nói chung và công tác thẩm định dự án nói riêng.

- Thêm vào đó, quá trình thẩm định dự án cho vay đầu tƣ còn tuân thủ tất cả quy định của pháp luật liên quan đến pháp lý dự án đầu tƣ nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật các tổ chức tín dụng và sự hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành các quy định liên quan đến quá trình thẩm định và vay vốn dự án đầu tƣ.

c. Quy trình ban hành các văn bản, quy định liên quan đến quá trình thẩm định

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan, UBND thành phố, quy trình ban hành văn bản đƣợc thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Việc ban hành văn bản của Quỹ đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Trƣớc hết, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công tác liên quan đến văn bản nhận đƣợc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quỹ, hoặc qua quá trình thực hiện gặp phải các vƣớng mắc, nhận đƣợc phản hồi của khách hàng vay vốn tại Quỹ hoặc khi các quy định của pháp luật và cơ quan quản lý có thay đổi sẽ đề xuất xin ý kiến Lãnh đạo Quỹ về việc ban hành văn bản, quy định để thực hiện nhiệm vụ liên quan.

- Sau khi xem xét ý kiến của các Phòng nghiệp vụ, Văn phòng về việc đề xuất ban hành văn bản mới, văn bản sửa đổi bổ sung văn bản hiện hành, Lãnh đạo Quỹ đồng ý chủ trƣơng nghiên cứu xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung, chỉ đạo Phòng liên quan xây dựng dự thảo sửa đổi.

- Sau khi các Phòng nghiệp vụ xây dựng hoàn thiện bản dự thảo văn bản, trình Lãnh đạo Quỹ, Lãnh đạo Quỹ nhận 01 bản và chỉ đạo bộ phận chủ trì biên soạn photo gửi lấy ý kiến các bộ phận liên quan đến công tác đó tại Quỹ, nếu cần thiết có thể lấy ý kiến các Sở, Ban ngành có liên. Các bộ phận chỉ đạo chuyên viên nghiên cứu và có ý kiến đề xuất gửi lại bộ phận chủ trì soạn thảo.

- Bộ phận chủ trì soạn thảo tiếp nhận tất cả các ý kiến của các bộ phận liên quan, đề xuất Lãnh đạo Quỹ tổ chức cuộc họp để bàn bạc, tiếp thu các ý kiến chỉnh sửa, trên cơ sở kết luận của Lãnh đạo Quỹ, bộ phận chỉ trì soạn thảo chỉnh sửa dự thảo trình Lãnh đạo Quỹ phê duyệt

* Đối với các văn bản, quy định do Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt ban hành, sau khi lấy ý kiến các bộ phận lien quan tại Quỹ, bộ phận chủ trì soạn thảo chỉnh sửa trình Giám đốc Quỹ xem xét, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.

d. Các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định dự án cần phải ban hành các văn bản, quy định

- Xây dựng các chính sách vay vốn ƣu đãi: Nhằm thực hiện đúng tôn chỉ của các Quỹ đầu tƣ địa phƣơng, đó là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,

bảo đảm an toàn và phát triển vốn, Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về các đối tƣợng vay vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng. Căn cứ nội dung quy định tại Nghị định này, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành danh mục đầu tƣ ƣu tiên đƣợc vay vốn tại Quỹ. Tùy theo tình hình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phƣơng, Quỹ đề xuất UBND thành phố sửa đổi lại danh mục cho phù hợp, căn cứ theo quy định ủa pháp luật tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quỹ đề xuất UBND thành phố ban hành khung lãi suất cho vay đối với từng đối tƣợng cụ thể thuộc danh mục ƣu tiên đƣợc vay vốn tại Quỹ. Đây là cơ sở cho việc thẩm định dự án theo nhóm đối tƣợng vay vốn, quyết định cho vay và phê duyệt tài trợ vốn phù hợp.

- Các quy chế, quy trình thẩm định: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ và quá trình thực tế thẩm định các dự án đầu tƣ, Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng ban hành các quy định có liên quan đến quá trình thẩm định dự án lần đầu, thẩm định tài sản thế chấp, tái thẩm định dự án... Đây đƣợc coi nhƣ là bƣớc khởi đầu trong quá trình quản lý, là bƣớc đặc biệt quan trọng, các quy định, quy trình thẩm định đúng đắn, khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác thẩm định, giúp cho việc quản lý công tác này đƣợc chặt chẽ. Ngƣợc lại, nếu quy định không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý công tác thẩm định. Trong quy trình thẩm định dự án của Quỹ cần bao trùm tất cả các nội dung liên quan đến quá trình thẩm định, từ bƣớc thu thập hồ sơ, tiến hành thẩm địn, trình phê duyệt cho vay, lấy ý kiến Hội đồng quản lý. Trong đó cần quy định rõ khung thời gian cho từng bƣớc thực hiện.

- Ban hành danh mục hồ sơ vay vốn tại Qũy: Căn cứ danh mục hồ sơ vay vốn đƣợc lƣu trữ tại các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nƣớc ban bành

và tham khảo danh mục hồ sơ của các Ngân hàng thƣơng mại, Quỹ ban hành danh mục hồ sơ để cán bộ thẩm định có cơ sở đối chiếu hồ sơ thu thập đƣợc so với quy định. Danh mục hồ sơ do bộ phận Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển tham mƣu trình Lãnh đạo Quỹ. Trải qua quá trình lấy ý kiến từ các bộ phận để hoàn thiện danh mục, chủ yếu là bộ phận thẩm định, lãnh đạo Quỹ ban hành danh mục hồ sơ vay vốn tại Quỹ.

- Các quy định về kiểm soát thẩm định dự án sau khi giải ngân: Để đảm bảo dự án sau khi đƣợc thẩm định, phê duyệt cho vay và giải ngân đƣợc thực hiện đúng theo nội dung dự án ban đầu mà chủ đầu tƣ đã đề xuất với Quỹ, Quỹ cần ban hành quy định về việc tái thẩm định dự án. Đây là quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để chắc chắn rằng dự án đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu sử dụng nguồn vốn Quỹ, có lợi nhuận ổn định và đảm bảo nguồn trả nợ cho Quỹ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 30 - 35)