Quy mô nguồn lực của Quỹ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 52 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỸ ĐẦU TƢ PHÁTTRIỂN ĐÀ NẴNG

2.1.3. Quy mô nguồn lực của Quỹ

a. Nguồn nhân lực

Với số lƣợng cán bộ ban đầu khi thành lập là 07 cán bộ, đến cuối năm 2017 là 48 ngƣời, các phòng ban nghiệp vụ có từ 05 đến 07 cán bộ cơ bản đã đáp ứng đủ lực lƣợng để đảm đƣơng công việc. Về trình độ chuyên môn, hầu hết cán bộ đều đạt trình độ đào tạo đại học và trên đại học thuộc các chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, kinh tế phát triển, kinh tế xây dựng…phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Quỹ.

Hằng năm Quỹ thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, văn thƣ lƣu trữ, nghiệp vụ báo chí, chuyên môn nghiệp vụ và một số nghiệp vụ khác, tham gia các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức chính trị và năng lực chuyên môn. Trong thời gian qua, Quỹ đã đƣợc cơ quan phát triển Pháp triển khai gói đào tạo không hoàn lại nhằm tăng cƣờng năng lực chuyên môn cho cán bộ viên chức Quỹ.

Hình 2.2. Cơ cấu nhân sự của Quỹ phân theo trình độ và độ tuổi b. Nguồn lực vật chất

Từ khi mới thành lập, Quỹ đƣợc UBND thành phố bố trí thuê lại trụ sở làm vịêc tại số 01 Lý Thƣờng Kiệt, phƣờng Thạch Thang, quận Hải Châu để

28 3 1 35 Theo trình độ Cử nhân Cao đẳng Tiến sĩ Thạc sĩ 19 26 12 Theo độ tuổi 31-40 tuổi Trên 40 tuổi Dƣới 30 tuổi

làm trụ sở. Sau hơn 10 năm hoạt động, đến năm 2017, bằng nguồn vốn ngân sách cấp, Quỹ đã xây dựng trụ sở làm việc mới tại số 18 Yên Bái, phƣờng Hải Châu 1, quận Hải Châu. Đây là khu vực trung tâm của thành phố Đà Nẵng với cơ sở hạ tầng giao thông rất thuận lợi, đảm bảo việc giao dịch làm việc với các cơ quan, tổ chức và khách hàng diễn ra rất thuận tiện dễ dàng.

Quy mô trụ sở làm việc của Quỹ gồm có 6 tầng, có thang máy di chuyển giữa các tầng. Tầng thứ 6 dùng để bố trí cho Công ty con của Quỹ là Công ty đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng (DDIF) làm việc. Còn lại từ tầng 1 đến tầng 5 là không gian làm việc của Quỹ. Tầng 1 dùng để bố trí nhà xe cho cán bộ, viên chức Quỹ và Văn phòng. Các phòng nghiệp vụ đƣợc bố trí từ tầng 2 đến tầng 4, trong đó Phòng của các Phó Giám đốc phụ trách đƣợc bố trí ở cùng tầng với Phòng mình phụ trách. Tầng 5 là nhà kho và Hội trƣờng.

Cơ sở vật chất tại Quỹ đƣợc trang bị rất đầy đủ, đảm bảo cho các cán bộ Quỹ làm việc. Mỗi cán bộ đều đƣợc bố trí máy vi tính riêng, trong đó từ Phó phòng trở lên đƣợc trang bị máy tính xách tay để tiện sử dụng khi tổ chức các cuộc họp hoặc đi công tác xa. Quỹ cũng trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại gồm điện thoại cố định, máy phát và internet đƣợc duy trì thƣờng xuyên liên tục, đảm bảo quá trình truyền thông tin trong đơn vị, từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài đƣợc diễn ra dễ dàng, thông suốt.

Với quy mô cơ sở vật chất nhƣ trên, điều kiện làm việc của cán bộ Quỹ rất đầy đủ và đảm bảo cho các hoạt động của Quỹ diễn ra thuận tiện dễ dàng.

c. Nguồn lực tài chính

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ gồm các nguồn sau: - Ngân sách thành phố Đà Nẵng cấp vốn điều lệ;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng vay vốn;

- Phát hành trái phiếu của Quỹ theo theo qui định của pháp luật; - Các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Ngay sau khi thành lập, Quỹ đƣợc ngân sách thành phố cấp vốn điều lệ 200 tỷ đồng để hoạt động và đƣợc bổ sung qua các nằm bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính cho Quỹ. Nhờ vậy, quy mô vốn hoạt động của Quỹ tăng nhanh qua các năm, một phần nhờ vào công tác huy động vốn từ các tổ chức quốc tế.

Hoạt động huy động vốn đƣợc Quỹ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm thu hút vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố. Do đó, ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp nêu trên, ngay sau khi thành lập, Quỹ đã lên kế hoạch xúc tiến, làm việc với các tổ chức quốc tế để huy động vốn nhƣ: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ đầu tƣ Nhật Bản, Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW),…Sau thời gian chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục theo quy định của nhà tài trợ, đến năm 2010, Quỹ đã huy động đƣợc hai nguồn vốn từ dự án Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng do Ngân hàng thế giới tài trợ thông qua Bộ Tài Chính, với giá trị 185 triệu USD cho các Quỹ (thời hạn cho vay là 25 năm trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất vay ƣu đãi) và Khoản tín dụng của Cơ quan phát triển Pháp 10 triệu EURO (thời hạn cho vay là 20 năm, trong đó 07 năm ân hạn). Tổng vốn đã đăng ký từ 02 tổ chức này tính đến tháng 12/2017 là 534 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn WB là 216,4 tỷ đồng, nguồn vốn AFD là 317,6 tỷ đồng để đầu tƣ vào các dự án môi trƣờng, giáo dục, y tế, năng lƣợng, nhà ở xã hội, cấp nƣớc, điện… thõa mãn đầy đủ các tiêu chí nghiêm ngặt của nhà tài trợ. Nhƣ vậy, nguồn vốn của Quỹ tăng qua các năm.

Ngoài ra, Quỹ đang phối hợp với Sở Kể hoạch và Đầu tƣ xúc tiến làm việc với Ngân hàng Phát triển Châu Á (nguồn vốn ADB) để nghiên cứu huy

động từ tổ chức này nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố (hạn mức khoảng 40 triệu USD).

Quỹ cũng đã thực hiện phát hành thành công trái phiếu chính quyền địa phƣơng của phố năm 2014 với tổng giá trị 1.100 tỷ đồng, lãi suất 5,6%/năm.

Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn hoạt động của Quỹ 2012-2017

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Vốn hoạt động 620,54 701,35 793,10 1.221,96 1.486,89 1.521,15 Vốn chủ sở hữu, trong đó: 413,49 455,44 496,07 764,01 952,83 987,08 Vốn điều lệ 349,77 391,07 425,98 461,81 880,00 880,00 Vốn huy động, trong đó: 207,05 245,91 297,03 457,96 534,07 534,06 WB 73,35 112,21 163,33 207,66 216,46 216,46 AFD 133,70 133,70 133,70 250,30 317,61 317,61

(Nguồn: phòng Kế hoạch & Nghiên cứu phát triển tại Quỹ

Qua Hình 2.4, nhận thấy nguồn vốn hoạt động của Quỹ ngày càng tăng, từ lúc mới thành lập năm 2008, Quỹ đƣợc ngân sách thành phố cấp vốn điều lệ 200 tỷ đồng để hoạt động thì trong giai đoạn 2012-2017 nguồn vốn tăng đáng kể và đƣợc bổ sung qua các năm bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính cho Quỹ nhƣ từ kết quả hoạt động kinh doanh, từ nguồn vốn huy đồng từ các nhà tài trợ quốc tế, từ việc giao quyền quản lý một số nguồn vốn của ngân sách đầu tƣ tại các doanh nghiệp nhƣ Công ty cổ phần Cấp nƣớc Đà Nẵng). Nhờ vậy, quy mô vốn hoạt động của Quỹ tăng nhanh qua các năm, từ 236 tỷ tại thời điểm 31/12/2008 tăng lên hơn 600 tỷ đồng năm 2012 và hơn 1.500 tỷ đồng năm 2017 (gấp hơn 6 lần so với cuối năm 2008), trong đó vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng khoảng 65% so với tổng nguồn vốn hoạt động. Có thể thấy Quỹ chƣa làm tốt đƣợc vai trò “vốn mồi” để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tƣ nhân nhằm đa dạng hình thức huy động vốn.

Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động Quỹ, tuy nhiên quy mô vốn chủ sở hữu vẫn nhỏ, điều này khiến Quỹ gặp hạn chế trong việc tham gia các dự án cơ sở hạ tầng có mức đầu tƣ và nhu cầu vay lớn do bị hạn chế bởi giới hạn cho vay (theo quy định Quỹ cho vay tối đa 01 dự án bằng 20% vốn chủ sở hữu) nhƣ dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nhà máy xăm lốp ôtô…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)