Kiểm tra, giám sát quy trình thẩm định cho vay dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 39 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TRONG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN CHO

1.2.3. Kiểm tra, giám sát quy trình thẩm định cho vay dự án

Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đƣa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp Quỹ phòng ngừa đƣợc rủi ro đối với các khoản nợ. Công tác kiểm tra, giám sát quy trình thẩm định cho vay dự án giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về thẩm định dự án cho vay đầu tƣ theo quy định của pháp luật

Thông qua thẩm định với những kết quả thu đƣợc, Quỹ có cơ sở quan trọng nhất để quyết định chủ trƣơng bỏ vốn để cho vay có đúng đắn hay không. Sau khi thẩm định, Quỹ sẽ tiến hành xem xét và kết luận về tính khả thi, khả năng hoàn trả gốc và lãi, cũng nhƣ mục đích vay của chủ đầu tƣ nhằm đƣa ra quyết định đồng ý cho vay hay từ chối những yêu cầu cho vay mà Quỹ nhận thấy là kém hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để xác định số tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm cho vay cũng nhƣ lãi suất phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Do đó, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lƣợng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế đƣợc rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay và lợi nhuận cho Quỹ. Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp . Chất lƣợng thẩm định cho vay chính là cơ sở vững chắc để đảm bảo cho chất lƣợng của một món vay.

Mục đích của việc kiểm soát hoạt động thẩm định dự án cho vay đầu tƣ là kịp thời phát hiện và ngăn ngừa, xử lý những rủi ro trong quá trình thẩm định cho vay; bảo đảm việc tuân thủ đúng pháp luật và các quy đình hiện hành về việc thẩm định, vi mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu rủi ro của hoạt

động cho vay, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến từ hoạt động cho vay của Quỹ, bảo toàn đƣợc nguồn vốn Nhà nƣớc. Vì vậy tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thẩm định là giúp cho việc cho vay có hiệu quả hơn.

Thông qua công tác này các nhà quản lý sẽ đảm bảo đƣợc chất lƣợng thẩm định cho vay đƣợc thực hiện đúng quy định chƣa, phát hiện kịp thời các sai sót, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý từ đó đôn đốc nhắc nhở cán bộ thẩm định sửa chữa làm cho chất lƣợng thẩm định cho vay tăng lên trong tƣơng lai, giúp nâng cao vị thế của Quỹ trong con mắt của khách hàng.

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động thẩm định thƣờng xuyên sẽ hạn chế đƣợc tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả của Quỹ, giúp kịp thời phát hiện, chấn chỉnh để hoạt động thẩm định cho vay có chất lƣợng hơn.

Với những nguyên nhân nêu trên, sau khi ban hành quy trình thẩm định dự án cho vay đầu tƣ và tổ chức thực hiện, điều quan trọng là phải kiểm tra giám sát công tác này. Dự án sau khi đƣợc hoàn thành thẩm định phải đƣợc bộ phận có chuyên môn (Ban Kiểm soát) rà soát, kiểm tra lại trƣớc khi trình lên cấp trên xem xét, phê duyệt. Thêm vào đó, Ban Giám đốc cũng yêu cầu bộ phận thẩm định thƣờng xuyên giải trình, báo cáo kết quả thẩm định các dự án để đảm bảo việc thẩm định dự án cho vay đầu tƣ đƣợc thực hiện đúng quy trình đã đƣa ra. Hằng năm, Bộ Tài chính tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cho vay đầu tƣ, trong đó chọn lọc một số dự án để xem xét quá trình thẩm định và giải ngân, thu hồi nợ của dự án. Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cũng định kỳ kiểm tra công tác cho vay và thẩm định của Quỹ để đảm bảo nguồn vốn của họ đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)