6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế
Một là, Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành nhiều quy định phục vụ tốt cho
công tác thẩm định dự án, tuy nhiên trên thực tế, cán bộ thẩm định tại cũng gặp phải nhiều khó khăn khi ứng dụng các văn bản này. Mặc khác cán bộ thẩm định chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng và kế toán, chỉ có 01 cán bộ đƣợc đào tạo về kinh tế xây dựng quản lý dự án nên việc kiểm tra các hồ sơ liên quan đến thiết kế xây dựng, kiến trúc, quy hoạch và tính toán tổng mức đầu tƣ xây dựng đôi khi còn gặp phải khó khăn, không có sự đối chiếu.
Hai là, các văn bản của Nhà nƣớc liên quan đến công tác thẩm định dự
án cho vay đầu tƣ tại Quỹ đƣợc ban hành chƣa đƣợc kịp thời. Nhiều văn bản đƣợc ban hành sau khi các cán bộ thẩm định đã phải trải qua một quá trình dài tự dung kinh nghiệm và các văn bản liên quan khác để thực hiện. Nội dung một số văn bản của Nhà nƣớc còn khó hiểu, chƣa bao quát đƣợc tất cả các trƣờng hợp của các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án đầu tƣ chuyên ngành. Thêm vào đó, hiện nay không có văn bản nào cụ thể hóa các quy định về pháp lý dự án đầu tƣ mà chỉ có các quy định rời rạc liên quan đến từng khía cạnh khác nhau của dự án.
Ba là, các văn bản để triển khai thực hiện quá trình thẩm định tại Quỹ
hiện nay ban hành ra không kịp thời, thiếu sự nhạy bén với sự thay đổi của các quy định nhà nƣớc và tình hình thực tiễn.
Bốn là, việc triển khai thực hiện các chính sách và quy định của Quỹ
hiện nay vẫn chƣa hiệu quả, đồng bộ. Cán bộ thẩm định mặc dù đã đƣợc tuyên truyền phổ biến các quy định, nhƣng việc áp dụng vẫn còn lúng túng,
khó khăn.
Năm là, số lƣợng dự án đƣợc thẩm định và số lƣợng dự án đƣợc phê
duyệt có sự sai khác rất nhiều. Điều này cũng nói lên hạn chế trong công tác quản lý hoạt động thẩm định. Hoạt động thẩm định phải luôn luôn đi kèm xuyên suốt các dự án, nhƣng theo tình hình thực tế tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng hiện nay, một số dự án vẫn đƣợc phê duyệt cho vay mà không qua thẩm định. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát các dự án sau khi giải ngân và đi vào hoạt động sau này.
Sáu là, việc kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng tƣ vấn thẩm định, Hội
đồng quản lý Quỹ và UBND thành phố Đà Nẵng hiện nay còn bộc lộ rất nhiều yếu kém. Thời gian để Hội đồng tƣ vấn thẩm định nghiên cứu dự án còn quá ngắn dẫn đến không nắm bắt đầy đủ các nội dung để tƣ vấn cho bộ phận thẩm định về dự án. Hội đồng quản lý Quỹ không thƣờng trực tại Quỹ, chỉ nhận đƣợc kết quả tóm tắt dự án sau khi Giám đốc Quỹ thông qua, do đó những thông tin mà các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ nhận đƣợc về dự án rất hạn chế. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng, việc kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định còn hình thức, chỉ giám sát thông qua các báo cáo về công tác hoạt động cho vay của Quỹ nói chung, nên vai trò của UBND thành phố Đà Nẵng đối với việc giám sát công tác thẩm định còn rất nhiều thiếu sót.
Bảy là, việc thanh kiểm tra và xử lý sai phạm liên quan đến việc triển
khai thực hiện các quy định về thẩm định dự án cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà nẵng còn rất lỏng lẻo, thiếu sót. Hiện nay không có chế tài nào để thực hiện việc thanh kiểm tra và xử lý sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến thẩm định dự án để làm cơ sở cho công tác thanh tra và xử lý sai phạm. Việc kiểm tra của AFD cũng chỉ mang tính chất chọn mẫu, phỏng vấn một số cán bộ là chính, chƣa đi vào cụ thể các quy trình trong thẩm định. Hơn nữa, việc kiểm tra thanh tra thƣờng đƣợc kết hợp với
các chuyến công tác của Bộ Tài chính, AFD, không có chƣơng trình kiểm tra nào cụ thể.