7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP.
TP. HCM
Đội ngũ viên chức giáo viên ở hai trường kể trên và viên chức giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn quận 1 thành phố HCM đều có những điểm chung nhất định. Vì thế, dựa trên những bài học kinh nghiệm của hai trường THCS này, tác giả thấy được những biện pháp có thể áp dụng đối với các trường THCS trên địa bàn quận 1.
Để VC làm việc tại các trường THCS trên địa bàn quận 1 phát huy tối đa năng lực, sở trường, cống hiến hết mình cho cơ quan, cho sự nghiệp giáo dục, nhà trường cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp từ các biện duy trì động lực làm việc đến các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc. Trong đó, trước tiên cần phải chú ý, quan tâm đến những biện pháp duy trì động lực như: cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi, xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ... Bên cạnh đó, cần tạo ra những cách thức thúc đẩy động lực làm việc có tính mới mẻ, đột phá phù hợp với đặc trưng riêng của từng trường như: Chế độ khen thưởng, kỷ luật; thực hiện bố trí sử dụng lao động hợp lý; đánh giá viên chức đúng, khách quan; đào tạo và phát triển viên chức với những kích thích, hỗ trợ phù hợp... Cùng với đó, thực hiện đồng bộ không có nghĩa là cào bằng, thực hiện mang tính bình quân các biện pháp mà cần phải nghiên cứu biện pháp nào mang lại hiệu quả cao, phù hợp với đặc trưng lao động riêng có của trường.
Bên cạnh sự thực hiện đồng bộ các biện pháp tạo động lực làm việc, thì để mỗi biện pháp khi thực hiện mang lại kết quả cao, cần phải xây dựng quy trình, chính sách hợp lý cũng như có sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo các biện pháp tạo động lực được thực hiện một cách công bằng, khách quan và công khai.
Tiểu kết Chương 1
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá lý luận động lực, tạo động lực cho người lao động nói chung, bước đầu nghiên cứu, làm rõ sự khác biệt về động lực, tạo động lực và học thuyết phổ biến về tạo động lực làm việc. Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, giúp tổ chức duy trì và phát triển bền vững trong các điều kiện, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Động lực làm việc của VC chịu tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy vào từng thời điểm, từng không gian mà quy định yếu tố nào quan trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng, nhà quản lý sẽ xây dựng nhóm các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc và nhóm các biện pháp duy trì động lực làm việc. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra các kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho viên chức ở một số đơn vị sự nghiệp, từ đó rút ra được kinh nghiệm khi áp dụng các biện pháp tạo động lực làm việc cho VC các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP. HCM. Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung lý luận liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại Chương 2 và đề xuất những giải pháp trong Chương 3 của luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC CÁC