7. Kết cấu của luận văn
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá
Hoàn thiện biện pháp đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của VC có vai trò quan trọng giúp cho các trường THCS nắm bắt được năng lực VC, đồng thời giúp cá VC nhận biết được mức độ hoàn thành công việc của mình từ đó tự bản thân họ phải có sự cố gắng, phải tự điều chỉnh cách thức để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức cần được đánh giá theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Theo cách đánh giá này giúp cho lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn quận có thể xác định chính xác và trung thực hơn hiệu quả công việc dựa theo năng lực, phẩm chất của VC. Hơn nữa, việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức là cơ sở cho việc thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật một cách công bằng, nghiêm minh. Để thực hiện tốt công tác đánh giá, các trường THCS trên địa bàn quận cần thực hiện 4 nhiệm vụ lớn, đó là:
Thứ nhất: Hiện nay việc bám sát quá trình thực hiện công việc của VCGV, đặc biệt là trong chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo tiến độ, kế hoạch giảng dạy chủ yếu được thực hiện thông qua biện pháp đánh giá. Thế nhưng, biện pháp này chỉ thực hiện với tần suất sau mỗi học kỳ là chủ yếu, trong khi đó tần suất theo môn học, theo tháng, theo quý còn ít. Vì vậy, cần kết hợp thực hiện đánh giá thường xuyên sau mỗi học kỳ với việc tăng tần suất đánh giá theo môn học, theo học tháng, theo quý để làm cơ sở cho đánh giá hàng năm.
Thứ hai: Cần nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng vị trí việc làm, chuyên môn và phẩm chất, đạo đức nhà giáo; ý thức chấp hành kỷ luật lao động, văn hóa nơi công sở; ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động chung của trường và của đoàn thể; đảm bảo tiến độ quy hoạch về học tập, nâng cao trình độ. Từ đó so sánh đối chiếu với mặt bằng lao động chung của toàn trường để thực hiện xếp loại.
Thứ ba: Cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của VCGV khi tham gia quy trình đánh giá, có sự đánh giá từ nhiều chiều: đồng nghiệp, nhà quản lý và người học, trong đó đặc biệt chú ý nhận xét từ phía người học để có những đánh giá khách quan đối với VCGV.
Cuối cùng, kết quả đánh giá nhất thiết phải được sử dụng vào công tác quản lý nhân sự, như bố trí sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng – kỷ luật, đào tạo – bồi dưỡng... Nếu kết quả đánh giá được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các công tác quản lý sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của viên chức cũng như phát huy được tính hiệu quả của biện pháp này.