7. Kết cấu của luận văn
2.2.1 Thực trạng động lực làm việc của viên chức các trường THCS trên địa bàn
quận 1 TP.HCM giai đoạn 2013-2017
2.2.1 Thực trạng động lực làm việc của viên chức các trường THCS trên địa bàn quận 1 TP. HCM bàn quận 1 TP. HCM
Đối với bất kỳ một đơn vị sự nghiệp giáo dục nào, đội ngũ giáo viên luôn được xem là nguồn lao động quan trọng, đảm bảo cho hoạt động giáo dục. Làm thế nào để tạo động lực cho đội ngũ này không chỉ là câu hỏi của các trường THCS mà còn của các cấp lãnh đạo. Trong khi đó, động lực làm việc luôn biến đổi do nhu cầu thay đổi và tác động từ môi trường bên ngoài chủ thể. Biểu hiện của động lực cũng rất đa dạng. Do đó để nhận biết được trạng thái hay mức độ của động lực tác giả tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện của động lực. Biểu hiện của động lực có thể được nhận biết thông qua hành vi của VC như: mức độ tham gia vào công việc, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc, mức độ nỗ lực trong giải quyết công việc, mức độ quan tâm đến nghề nghiệp. Ngoài ra động lực còn biểu hiện thông qua nhận thức như: sự hiểu biết, sự say mê, yêu thích, mức độ hài lòng, mong muốn.
Tìm hiểu về thực trạng động lực làm việc của VC các trường THCS trên địa bàn quận 1, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát tại một số trường THCS trên địa bàn quận. Do số lượng VC khá lớn, nên tác giả đã tiến hành khảo sát mẫu đối với 124 VCGV của 2 trường THCS bao gồm trường THCS Đức Trí và trường THCS Minh Đức. Đây là 2 ngôi trường THCS công lập tiêu biểu trên địa bàn quận 1. Qua điều tra tác giả thấy rằng 2 trường THCS này đã thực hiện tương đối tốt các chính sách, chế độ theo quy định. Tuy nhiên, các VCGV chưa từng nghĩ đến việc xác định xem động lực làm việc của họ đang ở mức nào, biểu hiện ra sao và cần phải làm gì để duy trì hoặc nâng cao động lực làm việc đó. Vì vậy, dựa theo cách tiếp cận này, tác giả xét thấy có thể tìm hiểu động lực làm việc của viên chức qua một số biểu hiện sau: