7. Kết cấu của luận văn
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện biện pháp khen thưởng – kỷ luật
Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã quy định cụ thể những mức vi phạm và đối tượng vi phạm trong đó liên quan trực tiếp đến viên chức giáo viên gồm có những nội dung chủ yếu được quy định rõ ràng tại Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục, Mục 3. Các hành vi vi phạm quy định về nội dung, chương trình, đào tạo liên thông, liên kết.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc không sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không bố trí dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thêm, bớt nội dung môn học hoặc không tổ chức bảo vệ luận văn, đồ án đã quy định trong chương trình giáo dục.
(Nguồn: Nghị định 138/2013/NĐ-CP) Hiện nay, thực tế khi áp dụng hình thức khen thưởng kỷ luật, khi thực hiện biện pháp khen thưởng - kỷ luật tại các trường THCS trên địa bàn quận 1 cần phải áp dụng triệt để các nội dung được quy định tại Nghị định 1382013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp đột phá để khắc phục những hạn chế, những mặt còn yếu trong công tác Khen thưởng - Kỷ luật tại các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP. HCM. Một số các nhiệm vụ trọng tâm có thể áp dụng như:
Thứ nhất: Cần phải có sự theo dõi, bám sát quá trình làm việc của VCGV, phát hiện những ưu điểm để kịp thời khích lệ, những nhược điểm để kịp thời khắc phục, điều chỉnh. Khen thưởng và kỷ luật phải thực hiện kịp thời, đúng thời điểm và chính xác để nâng cao tác dụng. Tránh trường hợp khen thưởng không đúng với công sức của VCGV, tạo ra sự hoài nghi gây mất đoàn kết nội bộ.
Thứ hai: Giá trị phần thưởng và hình thức kỷ luật cần phải nâng lên ở mức độ phù hợp hơn với từng hành vi của VCGV. Cả giá trị phần thưởng và hình thức kỷ luật đều có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho VCGV. Phần thưởng xứng đáng đáp ứng mong muốn, nhu cầu chung để tăng giá trị thúc đẩy làm việc khiến VCGV hăng say, nhiệt tình và sẵn sàng cống hiến. Đi đôi với hình thức khen thưởng, hình thức kỷ luật cũng phải đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Theo khảo sát, hình thức kỷ luật chưa đảm bảo tính răn đe, chưa phát huy tác dụng, nên việc ngăn ngừa vi phạm của viên chức nhất là viên chức giáo viên chưa có hiệu quả. Vì vậy, lãnh đạo các nhà trường THCS cần sâu sát hơn trong quá trình đánh giá viên chức,
tăng cường vai trò của lãnh đạo trực tiếp trong ngăn ngừa, răn đe, thực hiện kỷ luật nghiêm minh đối với những sai phạm nghiêm trọng của viên chức trong thực hiện công việc.
Thứ ba: Các trường THCS cần đa dạng hóa các hình thức khen thưởng ngoài hình thức khen thưởng định kỳ theo năm học; các hình thức khen thưởng có thể kể đến như khen thưởng công việc, khen thưởng điển hình theo quý, khen thưởng đột xuất. Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng có tính kịp thời động viên viên chức khi họ đạt được thành tích xuất sắc nào đó, nó thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường với cá nhân có thành tích. Bên cạnh các hình thức khen thưởng bằng tiền mặt, các hình thức khen thưởng về tinh thần cũng cần áp dụng, đôi khi việc khen thưởng tinh thần trước tập thể của tổ chức cũng tạo ra những ảnh hưởng mang tính tích cực đối với cá nhân viên chức, khiến họ tự hào và thỏa mãn với công sức của mình.
Thứ 4: Việc xét thưởng phải tiến hành một cách công bằng, khách quan với các tiêu chí rõ ràng. Tính công bằng trong khen thưởng có tác dụng kích thích lòng nhiệt tình, hăng say làm việc, cống hiến của viên chức. Nếu có sự không công bằng xảy ra sẽ dẫn đến tiêu cực, mất đoàn kết trong nội bộ đơn vị gây ảnh hưởng tới văn hóa, không khí của tổ chức và quan trọng nhất là ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chung của đơn vị.