Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ VCGV nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các trường THCS trong tương lai, trong những năm qua hai nhà trường đã áp dụng nhiều chính sách đào tạo - bồi dưỡng. Mặc dù đã được quan tâm nhưng chất lượng đào tạo - bồi dưỡng được đánh giá chưa cao, vì vậy trong thời gian tới, các nhà trường cần phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Đối với học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, văn bằng 2:

- Xây dựng Quy hoạch học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, văn bằng 2, theo hướng vừa đảm bảo số lượng vừa có sự tương thích giữa chuyên ngành đào tạo với nhu cầu việc làm của trường. Để đẩy nhanh tỉ lệ VCGV có trình độ Cử nhân, Thạc sĩ, đặc biệt là giáo viên có trình độ thạc sĩ cần xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với từng thời kì để có thể động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. Trong đó chú trọng những biện pháp như: cho vay vốn hỗ trợ để học tập nâng cao trình độ; được ưu tiên trong quy hoạch cán bộ sau khi đi học tập nâng cao trình độ…

Thứ hai: Đối với bồi dưỡng thường xuyên

- Cần thay đổi hình thức tự học, tự bồi dưỡng theo hướng tăng chất lượng, đi vào chiều sâu. Bồi dưỡng thường xuyên cần xoáy sâu vào từng môn học, từng chuyên đề theo tháng, quý; tăng số tiết dự giờ thăm lớp, đặc biệt đối với những giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Cùng với đó, cần phải đưa tự học, tự bồi dưỡng vào làm một trong những tiêu chí để xếp loại giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, cũng như

đánh giá xếp loại để tính thu nhập tăng thêm. Ngoài ra, cần xây dựng môi trường thi đua trong công tác học tập và giảng dạy trong các ngày lễ lớn như 20/10, 08/3, 20/11. Hai nhà trường cũng cần xây dựng nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cung cấp cho việc học tập nâng cao chuyên môn hay những kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học tại chính Thư viện các trường THCS trên địa bàn quận, trong đó có nguồn tư liệu do các học viên cao học cung cấp sau khi khóa học kết thúc.

Đối với cả hai hoạt động học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, văn bằng 2 và bồi dưỡng thường xuyên cần phải xem trọng đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Trong đánh giá kết quả sau đào tạo cần chú trọng đến sự thay đổi về trình độ, năng lực chuyên môn, đặc biệt là mức độ vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào công tác giảng dạy.

Là những môi trường sư phạm, các đơn vị trường THCS trên địa bàn quận có thể phát huy vai trò sư phạm của mình với việc liên kết với các đối tác trên địa bàn quận và thành phố để chủ động mở các lớp tập huấn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ngay tại trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho viên chức, đặc biệt là VCGV tham gia. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần chú trọng công tác đào tạo tại chỗ thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng, đặc biệt là đối với các VCGV được quy hoạch là cán bộ nguồn.

Tóm lại, để nâng cao trình độ, năng lực của VCGV thì giải pháp quan trọng, thiết yếu trước hết là chính từ bản thân họ. Học tập nâng cao trình độ gây cho VC những khó khăn nhất định về vật chất, về thời gian, chi phối đến nhiều công việc khác của VC. Nếu không có quyết tâm cao, nếu không có tinh thần ham học hỏi, nếu thiếu đi sự tận tâm với trò, sự tận tụy với nghề thì chắc chắn sẽ khó thành công. Vì vậy, đội ngũ VC phải chủ động, vươn lên, tranh thủ học tập nâng cao trình độ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Muốn thay đổi nhận thức của giáo viên trong học tập, nâng cao trình độ, Ban lãnh đạo các nhà trường, lãnh đạo các cấp cần tiếp tục quan tâm và xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)