Khái quát chung về giáo dục các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khái quát chung về giáo dục các trường THCS

2.1.1.1 Giới thiệu chung về giáo dục quận 1

Quận 1 có vị trí chiến lược, nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, quận 1 đã có những bước chuyển biến lớn lao trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữ vững và phát huy ưu thế của một quận ở trung tâm thành phố. Bộ máy chính quyền quận 1 có 12 phòng ban, 13 đơn vị trực thuộc; 7 cơ quan thuộc ngành dọc; 1 công ty công ích, UBND 10 phường, 45 trường học và cơ sở giáo dục. Các cơ quan hành chính cấp huyện ở quận 1 gồm có Uỷ ban nhân dân quận 1 và 13 cơ quan chuyên môn (gồm có Văn phòng Uỷ ban nhân dân, phòng Nội vụ, phòng Tài chính kế hoạch, phòng Thanh tra, phòng Quản lý đô thị, phòng Tư pháp, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Y tế, phòng Tài chính - Kế hoạch). Về cấp xã có 10 Uỷ ban nhân dân phường được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Uỷ ban nhân dân quận 1 nói chung và phòng giáo dục quận 1 nói riêng đều hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; trong đó, Uỷ ban nhân dân quận 1 làm việc theo chế độ tập thể và các cơ quan chuyên môn trong đó có phòng giáo dục quận 1 làm việc theo chế độ thủ trưởng; từng thành viên chịu trách nhiệm cá nhân trong tổ chức, điều hành các lĩnh vực mà mình được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể về hoạt động của mình.

Về lĩnh vực giáo dục, quận 1 luôn phát triển không ngừng với truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực đổi mới trong phương pháp dạy và học. Nhờ vậy, giáo dục quận 1 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước và giúp quận 1 ngày một phát triển, và hội nhập. Một số thành tựu nổi bật của giáo dục Quận 1 như luôn đảm bảo chỗ học cho học sinh trên địa bàn quận, sớm xác định mục tiêu hội nhập quốc tế, thực hiện mô hình trường học tiên tiến. Đặc biệt, phong trào đổi mới phương pháp dạy – học, dạy học hướng vào cá nhân học sinh, đề cao dạy phương pháp tự học, tăng cường tính chủ động cho học sinh, phong trào học sinh nghiên cứu khoa học phát triển mạnh. Những nỗ lực của giáo dục quận 1 được ghi nhận cụ thể qua các khen thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng ba (1981), hạng nhì (2003) và hạng nhất (2013)… Giáo dục quận 1 cũng đã nhiều lần được tặng thưởng thi đua cao quý như: Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của Ủy ban Nhân Dân TP. HCM, và của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo. Các thành tích kể trên đã là những tiền đề quan trọng để giáo dục quận phát triển trong thời gian sắp tới.

Là quận trung tâm của TP. HCM, đời sống nhân dân khá ổn định và ngày càng nâng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, mặt bằng dân trí cao, có nếp sống văn minh hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào và luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nên các chương trình phát triển giáo dục đều được triển khai thực hiện tốt như: nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng chuẩn. Nâng cấp cơ sở vật chất khang trang. Trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại…. với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 1 lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 – 2015) về giáo dục như sau: Hiệu suất đào tạo bậc tiểu học đạt từ 98,1% trở lên, trung học cơ sở trên 96%, xây dựng thêm 3 trường chất lượng cao (2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở). Quận 1 hiện vẫn còn tồn tại một số phường như phường Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho là những phường đa số dân cư là nhân dân lao động có mức thu nhập thấp nên sự quan tâm đến việc học tập của con em cũng như việc phối hợp giáo dục với nhà trường còn hạn chế. Quỹ đất phục vụ giáo dục còn hạn chế nên việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học và trung học cơ sở chưa thực hiện được.

2.1.1.2 Thực trạng giáo dục các trường THCS trên địa bàn quận 1

Quận 1 là quận trung tâm của thành phố với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, ngành giáo dục Quận cũng từng bước ổn định và có bước phát triển mới, chất lượng giáo dục trong các ngành học, bậc học, cấp học được nâng lên một bước. Các nhà trường nói chung và các THCS nói riêng đã làm tốt công tác dạy chữ, dạy người, dạy nghề.

Về đội ngũ giáo viên đầy đủ số lượng theo qui định ở các bộ môn, trình độ đào tạo hầu hết trên chuẩn. Về cơ sở vật chất: Các trường học tại quận 1 đều là trường kiên cố, khang trang đáp ứng đầy đủ số lượng học sinh đủ tuổi đến trường. Thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập. Về chuyên môn: Phòng giáo dục và đào tạo quận thường xuyên tập trung chỉ đạo về chuyên môn và để phát huy vai trò chuyên môn của các cụm trường trung học và vai trò chuyên môn của hội đồng bộ môn, phòng đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn thiết thực như: tổ chức các hội thi chuyên môn; thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy…góp phần làm chuyển biến tốt các hoạt động chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn toàn quận. Hiện nay, ngành giáo dục Quận 1 cũng từng bước ổn định và có bước phát triển mới. Toàn ngành có 45 trường trong đó có 15 trường Mầm non, 16 trường Tiểu học, 10 trường THCS, 01 trường Bồi dưỡng giáo dục, 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 01 trường Vừa học vừa làm 15/5, 1 trường Giáo dục chuyên biệt tương lai. Các trường học tại quận 1 hầu hết đều được xây dựng kiên cố tuy nhiên số trường đạt chuẩn quốc gia chưa có ngoài ra còn một số trường diện tích rất nhỏ hẹp. Như vậy, quận 1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nơi có rất nhiều những cơ sở giáo dục khác nhau thuộc các khối khác nhau. Để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả sẽ tập trung ở khối các trường công lập khối trung học cơ sở. Ở khối này, quận 1 có 10 trường THCS công lập bao gồm:

- THCS Đồng Khởi - THCS Chu Văn An

- THCS Đức Trí - THCS Huỳnh Khương Ninh

- THCS THPT Lương Thế Vinh - THCS Trần Văn Ơn

- THCS Văn Lang - THCS Võ Trường Toản

Về cơ cấu tổ chức, hầu hết các trường THCS trên địa bàn quận đều có cơ cấu giống nhau, được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp

Nguồn : Phòng Giáo dục quận 1

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP. HCM

2.1.2 Khái quát về VC các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP. HCM

Trong quá trình xây dựng và phát triển, để đạt được những thành tích cao trong lĩnh vực giáo dục, quận 1 luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức cả về số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 7 năm 2017, trên địa bàn quận 1 có 690 viên

Chi Bộ Đảng C ông Đ oàn Hiệu Trưởng C hi Đ oàn Hội Đồng Trường L iên đ ội TỔ CHUYÊN MÔN Tổ Tự Nhiên Tổ Hội Các Tổ Chức Khác B D D C MH S Kế Toán Các bộ phận khác Y Văn Thư Các Đoàn Thể

Phó Hiệu Trưởng Phó Hiệu Trưởng

CÁC BỘ PHẬN Thủ Quỷ C H K hu yế n H c C H C hữ Th ập Đ

chức thuộc khối THCS. Trong đó có 661 viên chức làm công tác giảng dạy. Hầu hết các viên chức này đều có trình độ phù hợp với chuyên môn giảng dạy.

Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức theo chức danh lãnh đạo, quản lý ở các trường THCS công lập trên địa bàn quận 1 gồm: Lãnh đạo các trường THCS: 29 người; Trong đó trưởng các đơn vị thuộc quận: 10 người; Phó Trưởng các đơn vị thuộc trường: 19 người; Trưởng, phó các tổ bộ môn, chuyên môn: 121 người. Đặc điểm viên chức giảng dạy của quận ở khối THCS thể hiện ở các tiêu chí cơ bản sau:

Về trình độ chuyên môn:

Trình độ chuyên môn của VCGV khối THCS công lập chủ yếu từ bậc Đại học trở lên, được phân thành 03 nhóm chủ yếu thể hiện ở Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của VCGV thuộc khối THCS các trường THCS trên địa bàn quận 1, TP. HCM

Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1 Biểu đồ 2.1 đã phản ánh số lượng viên chức có trình độ đại học là lớn nhất với 504 người chiếm 76%, sau đó đến trình độ cao đẳng với 134 người chiếm 20%, ít nhất là trình độ thạc sĩ có 23 người chiếm: 4%. Tính đến thời điểm hiện tại, quận 1 có 9 viên chức đang học thạc sĩ. Đến hết năm 2017 sẽ có 03 viên chức hoàn thành bậc học thạc sĩ nâng tổng số tổng số thạc sĩ lên 26 người. Với cơ cấu trình độ chuyên môn như trên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc và giảng dạy của các Trường THCS trên địa bàn quận.

504; 76% 23; 4% 134; 20% TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Đại học Thạc Sĩ Cao Đẳng

Đội ngũ VC các trường THCS trên địa bàn quận luôn biến động qua các năm. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của VC không ngừng tăng lên, số lượng viên chức có trình độ cao ngày càng tăng cao được thể hiện thông qua biểu đồ 2.2 dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của VCGV các trường THCS trên địa bàn quận 1 từ năm 2013 -2017

Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1 Biểu đồ 2.2 thể hiện sự biến động của số lượng VC theo trình độ chuyên môn trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Trong giai đoạn từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017, số VC có trình độ cao đẳng giảm từ 189 còn 134 VCGV, đại học từ 448 người lên đến 504, số VCGV có trình độ thạc sĩ từ 13 người tăng lên thành 23 người. Có được điều này là do trong những năm qua giáo dục quận đã thực hiện chính sách về nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức, đặc biệt VC đã được cử đi đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô đào tạo. Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Năm học 2013-2014 13 448 189 Năm học 2014-2015 15 457 177 Năm học 2015-2016 19 479 156 Năm học 2016-2017 23 504 134 0 100 200 300 400 500 600 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017

Về vị trí việc làm

Với 10 đơn vị trực thuộc, viên chức trong khối các trường THCS toàn quận được phân chia thành 02 nhóm chủ yếu, đó là: VCGV và VC làm công tác phục vụ giảng dạy. Ngoài ra, trong mỗi nhóm lại được phân thành VC giữ chức vụ quản lý và VC không giữ chức vụ quản lý. VC giữ chức vụ quản lý được tính từ chức vụ tổ trưởng trở lên và được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở lên. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin giới hạn tập trung nghiên cứu nhóm viên chức là giáo viên để tìm hiểu sâu sát hơn động lực và tạo động lực của loại hình viên chức này.

Theo cơ cấu độ tuổi và giới tính:

Về giới tính: Các trường THCS trên địa bàn quận là những đơn vị sự nghiệp giáo dục, nên cơ cấu độ tuổi và giới tính đã phản ánh đặc thù ngành nghề. Với đặc thù ngành nghề nên cũng giống hầu hết các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác trong cả nước, tỷ lệ VCGV nữ của các trường THCS trên địa bàn quận chiếm số lượng lớn hơn tỷ lệ viên chức nam, cụ thể, trong tổng số 661 VC thì số lượng nữ có 422 người, chiếm đến 63.8%, còn lại là 239 VC nam, chiếm 36.2% (Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1.

Về độ tuổi: Cơ cấu tuổi của VC các trường THCS trên địa bàn quận được phân thành 3 nhóm, trong đó nhóm độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm số lượng lớn nhất với 272 người, chiếm 41,1%. Đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm vừa có chuyên môn, có khả năng được đào tạo, bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Số lượng độ tuổi chiếm tỉ lệ cao thứ hai là từ 22 đến 35 tuổi, với 215 người, chiếm 32,6%, đây chính là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận trong tương lai. Ít nhất là độ tuổi có kinh nghiệm, thâm niên công tác từ 46 đến 60 tuổi có 174 người, chiếm 26,3% (Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1). Nhóm VC ở độ tuổi này thường là những giáo viên đạt đến trình độ chuyên môn vững chắc, có kinh nghiệm giảng dạy thực tế phong phú.

Trình độ ngoại ngữ và tin học

Theo trình độ ngoại ngữ: VC các trường THCS trên địa bàn quận khi được tuyển dụng vào vị trí giáo viên đều phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, các ứng viên tuyển dụng ít nhất phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Trên đại bàn quận, viên chức

giáo viên có 572 (86,5%) chứng chỉ A, 56 (8,5%) chứng chỉ B, 17 (2,6%) cao đẳng, 16 (2,4%) cử nhân (Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1).

Theo trình độ tin học: 498 VCGV (75,3%) chứng chỉ A, 125 (18,9%) chứng chỉ B, 11 (1,7%) kỹ thuật viên, 18 (2,7%) cao đẳng, 9 (1,4%) cử nhân (Nguồn: Phòng Giáo dục quận 1). Ngày nay, các chương trình ứng dụng dạy học trên máy tính trở thành công cụ giảng dạy đắc lực cho mỗi VCGV. Vì vậy, hiện nay dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo quận, mỗi năm các viên chức giảng dạy đều được bồi dưỡng, đào tạo các kỹ năng cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, việc áp dụng tin học vào dạy học chưa đạt hiệu quả cao.

Trong sự phát triển chung của thành phố, thành thạo ngoại ngữ và tin học đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây được coi là yêu cầu vô cùng cấp thiết, nó đòi hỏi sự cố gắng của mỗi viên chức và các chính sách hỗ trợ để ngoại ngữ và tin học thực sự trở thành công cụ đắc lực cho việc hoàn thành mục tiêu công việc của mỗi cá nhân viên chức.

2.2 Thực trạng về tạo động lực làm việc cho VC các trường THCS trên địa bàn quận 1 TP.HCM giai đoạn 2013-2017 quận 1 TP.HCM giai đoạn 2013-2017

2.2.1 Thực trạng động lực làm việc của viên chức các trường THCS trên địa bàn quận 1 TP. HCM bàn quận 1 TP. HCM

Đối với bất kỳ một đơn vị sự nghiệp giáo dục nào, đội ngũ giáo viên luôn được xem là nguồn lao động quan trọng, đảm bảo cho hoạt động giáo dục. Làm thế nào để tạo động lực cho đội ngũ này không chỉ là câu hỏi của các trường THCS mà còn của các cấp lãnh đạo. Trong khi đó, động lực làm việc luôn biến đổi do nhu cầu thay đổi và tác động từ môi trường bên ngoài chủ thể. Biểu hiện của động lực cũng rất đa dạng. Do đó để nhận biết được trạng thái hay mức độ của động lực tác giả tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện của động lực. Biểu hiện của động lực có thể được nhận biết thông qua hành vi của VC như: mức độ tham gia vào công việc, hiệu suất sử dụng thời gian làm việc, mức độ nỗ lực trong giải quyết công việc, mức độ quan tâm đến nghề nghiệp. Ngoài ra động lực còn biểu hiện thông qua nhận thức như: sự hiểu biết, sự say mê, yêu thích, mức độ hài lòng, mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)