Căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.

nước.

Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần

của Nghị quyết 29-NQ/TW

Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Nghị quyết 29-NQ/TW cũng chỉ rõ hai mục tiêu nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Thông qua mục tiêu tổng quát cho thấy rõ, việc tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân là một việc làm hết sức quan trọng. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.Mục tiêu cụ thể cũng chỉ rõ đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối

sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Với mục tiêu ở trên, nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo được coi là trọng tâm trong công tác đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, khi thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, trong đó có kế hoạch của Bộ Giáo Dục và đào tạo năm 2017 trong 5 năm tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông trên 3 lĩnh vực: đào tạo, bồi dưỡng, và cải thiện chế độ chính sách nhằm thúc đẩy lòng yêu nghề, động cơ làm việc góp phần làm nên thắng lợi của giáo dục. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế là hết sức quan trọng. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Như vậy, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS được hết sức chú trọng trong kế hoạch đào tạo và chuẩn hóa trình độ đội ngũ viên chức nhà giáo. Các nội dung như đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp cùng với chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chỉ ra cụ thể trong Nghị quyết. Ví dụ, chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

• Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 được phê duyệt trong Quyết định

711/QĐ-TTg

Một trong những nội dung quan trong được đề cập trong chiến lược là mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 là thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Để đạt mục tiêu trên Chiến lược đề ra tám giải pháp trong đó giải pháp “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” có tầm quan trọng lớn. Giải pháp cũng nêu rõ “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; “Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [16, tr11]. Trong Đại hội lần thứ XII, Đảng có nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, đặc biệt là công tác quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng và số lượng, cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Có thể thấy, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và viên chức sự nghiệp giáo dục nói riêng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các chính sách về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập được chú trọng như chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, điều kiện làm việc và cơ sở vật chất trường học từng bước được quan tâm. Đây chính là những định hướng hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục xây dựng cho mình các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm riêng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho viên chức các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)